Hòa Bình

vững vàng vượt khó, an toàn trước dịch

Xuất hiện ổ bệnh đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc, bóng đen Covid-19 đã bao phủ toàn cầu với nhiều biến thể khác nhau. Tại Việt Nam, làn sóng Covid-19 đã có 4 lần bùng phát với những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như kinh tế, xã hội.

Với 3 đợt bùng phát trước đây, Việt Nam chúng ta đã làm rất tốt công tác kiểm soát và khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Ở đợt bùng phát thứ 4 này cùng với biến thể Delta, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Phép thử

sức bền doanh nghiệp

Sự xuất hiện đột ngột của dịch bệnh Covid-19 được xem là phép thử cho các doanh nghiệp, trước khi có đủ vaccine để có thể miễn dịch cộng đồng, thì doanh nghiệp phải vừa vượt qua sự khó khăn chung của nền kinh tế, vừa học cách sống cùng đại dịch. Bối cảnh này đặt ra rất nhiều thách thức và là phép loại trừ khiến các doanh nghiệp yếu kém dần biến mất trên thị trường, cũng như phép thử đối với các doanh nghiệp bền vững.

Là nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam với lịch sử 34 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã trải qua bao thăng trầm. “Thành công không tự mãn – Thất bại chớ nản lòng” đã trở thành kim chỉ nam hành động của mỗi thành viên. Chính những yếu tố này đã giúp Hoà Bình không quá “sốc” trước khó khăn, nhanh chóng định ra lối đi trong bão của mình.

Khi làn sóng đầu tiên của đại dịch covid-19 bắt đầu bùng phát, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đã nhanh chóng triển khai và áp dụng những giải pháp cụ thể chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch bệnh và vượt qua ảnh hưởng, khó khăn do đại dịch mang lại.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Ngày 11/3/2020, WHO chính thức xác nhận Covid-19 trở thành
ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU

Thực hiện tái cấu trúc trong giai đoạn này, Hòa Bình vừa đối phó được với khủng hoảng trước mắt, vừa tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn việc làm cho lực lượng lao động với con số hàng ngàn người. Các hoạt động phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, khử khuẩn nơi làm việc, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào làm,… được thực hiện nghiêm ngặt nhằm kiểm soát tốt nhất và hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh.

Trong một cuộc chiến, khi niềm tin và sự đoàn kết luôn là vũ khí tốt nhất để giành nhiều hơn cơ hội chiến thắng thì với “cuộc chiến” chống đại dịch này, phần thắng dường như nghiêng về phía Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Đứng trước khó khăn chung, toàn thể cán bộ và nhân viên đã đồng lòng chấp thuận cắt giảm một phần lương để chia sẻ khó khăn cùng công ty, hạn chế tối đa ảnh hưởng thấp nhất do đại dịch gây ra.

Tháng 7/2020, làn sóng covid-19 thứ hai bùng phát với tâm dịch tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Một lần nữa cùng cả nước đối mặt với dịch bệnh, Hòa Bình đã nhanh chóng chủ động triển khai áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Xây dựng là ngành có đặc thù mật độ công nhân trên công trình cao nhưng để đảm bảo an toàn trong giai đoạn này, Hòa Bình hạn chế số lượng công nhân thi công tại các sàn công tác, tối đa không quá 30 người một ca làm việc, thay hình thức chào cờ tập trung bằng chào cờ tại chỗ, rà soát nhân công, chuyên gia nước ngoài đến từ các vùng dịch. Đáp lại là thành quả đạt gần 41 triệu giờ công an toàn trên 76 công trình trong cả nước.

Kinh tế gian khó

tình người ấm áp

Đầu năm 2021, làn sóng dịch bệnh thứ 3 lan rộng và sâu hơn tại Hải Dương và Bắc Ninh. Từ lúc xuất hiện ca bệnh đầu tiên đã nhanh chóng lây lan vào các khu công nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn, Hải Dương trở thành tâm dịch của cả nước do chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh, bùng phát tại khu công nghiệp có hàng nghìn công nhân và dịch diễn ra đúng thời điểm cận Tết nguyên đán. Không nằm ngoài cuộc chiến chống dịch, Hòa Bình tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đồng thời, cân đối tài chính và khôi phục lại lương cho toàn thể khối nhân viên, duy trì thưởng lương tháng 13 và khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc. Điều này cho thấy dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, nhưng đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Hòa Bình.

Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải

Cùng cả nước hướng về tâm dịch Hải Dương, Hòa Bình đã san sẻ khó khăn với bà con tỉnh Hải Dương bằng các ATM gạo với 30 tấn gạo đến tất cả các địa điểm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Nghĩa cử này không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội cộng đồng mà còn là tình người, tình thân, tình dân tộc.

Chống dịch không ngưng

Công việc không dừng

Sau 3 giai đoạn dịch bệnh bùng phát, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình càng chứng minh được sức bền của mình với hàng loạt dự án mới. Tính đến đầu tháng 8/2021, tổng giá trị trúng thầu của Hoà Bình đạt 13.325 tỷ đồng.

Hiện nay, làn sóng dịch bệnh thứ 4 đang diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam với số ca nhiễm bệnh mỗi ngày lên đến hàng 4 con số. Các y bác sĩ, những người trong tuyến đầu chống dịch của cả nước lên đường hướng về thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…cùng xông pha trong cuộc chiến này. Chỉ thị 16 rồi chỉ thị 16 siết chặt được áp dụng trên diện rộng các tỉnh thành phía Nam. Để duy trì sản xuất, doanh nghiệp phải thực hiện theo yêu cầu “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”. Khó khăn chồng khó khăn, các công trình tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận tạm ngừng thi công, nhưng Hòa Bình cho thấy ngừng thi công không có nghĩa là ngừng hoạt động mà đây là một đoạn nghỉ để lấy sức cho chặng đường bứt phá tiếp theo.

Nhằm phản ứng nhanh trước làn sóng Covid-19, ngay lập tức Hòa Bình đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, ban hành công thức 7K+3T và phổ biến, triển khai áp dụng trong toàn tập đoàn. 7K+3T gồm: "Khẩu trang - Khoảng cách - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế - Không khí trong lành - Khỏe mạnh" và 3T là: "Tự phát hiện - Tự cách ly - Tự chăm sóc". Công thức này không chỉ gia tăng khả năng phòng bệnh, mà còn giúp cho mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng chống lại dịch bệnh. Hiện nay Tập đoàn đã tổ chức thực hiện làm việc tại nhà hoặc theo hình thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm” tại văn phòng công ty và các công trường khu vực phía Nam. Duy trì họp trực tuyến 100% phối hợp công việc hiệu quả trong giãn cách. Tổ chức tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19 cho cán bộ công nhân viên. Vì thế các hoạt động của Công ty vẫn được duy trì và đảm bảo việc làm cho gần 2.500 lao động.

Cũng như các doanh nghiệp khác đều gặp thách thức trong giai đoạn này. Trong suốt ba tháng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, Hoà Bình vẫn luôn đảm bảo các chế độ phúc lợi và trả đủ 100% lương cho nhân viên. Hiện nay, Hòa Bình vẫn đang nỗ lực để duy trì, đảm bảo thu nhập cho nhân viên. Thấu hiểu những khó khăn của người lao động, đặc biệt là những nhân viên không may thuộc trường hợp F1, F0, Tập đoàn có riêng chính sách hỗ trợ cho các trường hợp này không chỉ đảm bảo toàn bộ tiền lương và phụ cấp mà còn bao gồm thêm các phi phí điều trị.

Sự chủ động và có trách nhiệm của doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố góp phần vào hiệu quả của mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch an toàn vừa tiếp tục duy trì sự phát triển, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2021.