[Tư vấn] Các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được thực hiện như thế nào?
news
Nhà phố thường gặp những hạn chế về diện tích, vì thế gây khó khăn trong việc thiết kế nhà để xe hay nhà kho cho gia chủ. Qua đó, nhu cầu thiết kế tầng hầm nhà phố ngày càng cao. Đây được đánh giá là một giải pháp hiệu quả để mở rộng diện tích mẫu thiết kế nhà của bạn. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn độc giả tìm hiểu biện pháp thi công tầng hầm nhà phố. Tham khảo ngay nhé!
1. Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng phương pháp từ dưới lên
Phương pháp thi công từ dưới lên được sử dụng rất phổ biến với nhà cao tầng cổ điển.
Đầu tiên, toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng. Sau đó, tiến hành làm theo trình từ dưới lên trên. Tuỳ vào tình hình địa chất, thuỷ văn, khối lượng đất, khả năng cung ứng thiết bị mà đơn vị thi công quyết định lựa chọn đào thủ công hay cơ giới.
Phương pháp thi công từ dưới lên được sử dụng rất phổ biến với nhà cao tầng cổ điển.
Do chuyển vị ngang của tường cừ gây ra hiện tượng lún sụt vùng chung quanh hố đào nên việc sử dụng tường cừ để bảo vệ hố đào cần phải được tính toán và thiết kế đầy đủ. Đơn vị thi công cần xác định được độ ổn định của tường cừ, xác định chiều dài của tấm cừ, chiều sâu của cừ ngàm trong đất, độ cứng của cừ và tính toán các thiết bị chống hoặc neo.
Đơn vị thi công cũng có thể sử dụng các cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa để thay thế tường cừ. Sau đó, ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, dùng cọc khoan nhồi khoan liền nhau để tạo thành vách để ổn định thành hố đào.
2. Biện pháp thi công tường tầng hầm nhà làm tường chắn đất
Phương pháp này không yêu cầu phải có tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào.
Ở biện pháp này, trước khi thi công đào đất, đơn vị thi công thực hiện phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao đến đáy của tầng hầm.
Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì người ta cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao.
Phương pháp này không yêu cầu phải có tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào. Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng phương pháp này, công trình cần được thiết kế để tường bao tầng hầm chịu được áp lực đất và phải áp dụng công nghệ thi công cọc barrette.
3. Biện pháp thi công từ trên xuống (Top - Down)
Người ta thường lợi dụng lỗ cầu thang máy, cầu thang bộ, giếng trời,... để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên khi thực hiện biện pháp Top-down
Biện pháp thi công từ trên xuống được sử dụng để khắc phục tình trạng thi công bị kéo dài. Đây là biện pháp thi công tầng hầm cho nhà phố được áp dụng để khắc phục những nhược điểm của phương pháp cổ điển.
Các bước thi công từ trên xuống có thể tham khảo:
-
Bước 1: Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, như trong phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.
-
Bước 2: Đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm.
Người ta thường lợi dụng lỗ cầu thang máy, cầu thang bộ, giếng trời,... để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên. Đây cũng là cách thông gió và chiếu sáng cho công việc đào đất và thi công các tầng dưới.
Những biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được tổng hợp trên đây hy vọng có thể giúp các bạn lựa chọn cho ngôi nhà của mình một hình thức phù hợp nhất.
Tin liên quan
Hướng dẫn cách bố trí thép dầm nhịp...
Cách bố trí thép dầm nhịp 5m sao cho đúng chuẩn là điều mà rất nhiều người tìm kiếm hiện...
Bí kíp chống nóng nhà mái bằng đơn...
Nhà mái bằng thường sử dụng mái bê tông cốt thép có độ bền cao và khả năng chịu được...
Biện pháp thi công đóng cọc bê tông...
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đừng...