Hướng dẫn cách bố trí thép sàn 2 lớp dành cho bạn
news
Với vai trò quyết định khả năng chịu lực của công trình thi công, tăng tính ổn định và tạo hình kiến trúc cho công trình nên khi thi công, đội ngũ kiến trúc sư cần bố trí thép sàn 2 lớp theo tiêu chuẩn và phương pháp nhất định. Trong bài viết sau, Xây dựng Hòa Bình sẽ hướng dẫn bạn phương pháp tốt nhất để đảm bảo độ bền và chất lượng cho sàn.
Thép sàn 2 lớp có vai trò như thế nào đối với công trình thi công
Trong thi công, sàn thường được làm bằng vật liệu bê tông, mặc dù có khả năng chịu nén khá tốt nhưng vấn đề chịu kéo lại hơi kém. Cho nên, người ta cần phải bố trí một lớp thép sàn 2 lớp ở bên trong lớp bê tông này để giúp cho sàn chắc chắn hơn, tránh các hiện tượng gãy, sập hoặc nứt gây nguy hiểm.
Khung thép sàn 2 lớp bên trong bê tông sẽ giúp công trình tránh được các tác động xấu từ bên ngoài môi trường như nhiệt độ, thời tiết…Đồng thời còn tăng thêm khả năng chống thấm cho sàn.
Thép sàn 2 lớp giữ vai trò quan trọng, quyết định khả năng chịu lực của công trình thi công, tăng tính ổn định và tạo hình kiến trúc cho công trình.
Thép sàn 2 lớp giữa vai trò quan trọng trong thi công công trình
Cấu tạo của thép sàn 2 lớp
Thép sàn 2 lớp được cấu tạo gồm 2 thành phần đó là lớp thép trên và lớp thép dưới.
Cách bố trí thép sàn 2 lớp
Để đảm bảo cho sàn nhà vững chắc thì khi tiến hành thi công bạn cần bố trí thép sàn 2 lớp theo quy trình đúng chuẩn dưới đây:
Bước 1: Bản vẽ thiết kế đạt tiêu chuẩn là điều cần thiết với tỉ lệ và tính toán chính xác. Đặc biệt các yếu tố về diện tích, độ dày thép, mật độ phân bổ thép và số lượng thép cần chính xác.
Bước 2: Tùy thuộc vào bản vẽ sẽ tiến hành lựa chọn loại thép cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý.
Bước 3: Lên một kế hoạch cụ thể để tiến hành bố trí thép sàn 2 lớp, tùy thuộc vào địa hình thi công, tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn và kinh nghiệm để chọn phương án.
Bước 4: Tiến hành thực hiện bố trí thép sàn 2 lớp, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và tiến độ mà bản thiết kế đề ra.
+ Bô thép ở dưới và bô theo cạnh ngắn cần bô trước, rồi tiếp tục tiến hành bô thép lớp dưới đảm bảo theo chiều cạnh dài (chiều dài neo tính từ mép dầm và móc xuống tới các thép). Hãy đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm để dễ dàng định vị trước khi dải thép.
+ Sau đó, tiến hành bô thép gối (chiều dài của bô thép gối tính từ mép của dầm đến hết chiều dài của thép sao cho đảm bảo đủ kích thước quy định).
+ Sử dụng thép cấu tạo để giữ khung sao cho chắc chắn.
+ Dùng các cục kê để đảm bảo bảo vệ tối ưu cho phần bê tông sàn (thường dùng đá hoa cương hoặc các loại đá có độ dày từ 2.5cm – 3cm).
+ Đi đủ ở vị trí của 2 thép gối chồng nhau, các thép ở phương ngắn bắt buộc nằm ở phía trên.
Lưu ý: Chọn cách bố trí 1 phương hoặc 2 phương sao cho phù hợp với nội lực của sàn; Nên sử dụng các công nghệ, phần mềm để xác định nội lực của sàn 1 cách chính xác.
Bước 5: Sau khi thực hiện bố trí thì khâu cuối cùng đó là kiểm tra, kiểm soát, thử nghiệm chất lượng của công trình. Nếu có bất cứ vấn đề gì chưa đảm bảo thì cần tiến hành các biện pháp khắc phục để đảm bảo chắc chắn hoàn thiện tốt nhất.
Bố trí thép sàn 2 lớp đúng cách để đảm bảo chất lượng công trình
Xây dựng Hòa Bình đã giới thiệu, hướng dẫn cho bạn cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng chuẩn, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ và ứng dụng vào thực tế thi công công trình, đảm bảo được chất lượng tốt sau khi hoàn thiện.
Tin liên quan
Đá cấp phối là gì và tiêu chuẩn về...
Đá cấp phối là một trong những vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình, vậy bạn đã...
[Tư vấn] Các biện pháp thi công tầng...
Nhà phố thường gặp những hạn chế về diện tích, vì thế gây khó khăn trong việc thiết kế...
Cách bố trí thép cột nhà cao tầng...
Bố trí thép cột nhà trệt, mái hiên... được thực hiện khá dễ dàng mà không cần đến bản...