Đá cấp phối là gì và tiêu chuẩn về đá cấp phối mà bạn nên biết
news
Đá cấp phối là một trong những vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình, vậy bạn đã biết đá cấp phối là gì và các tiêu chuẩn của đá cấp phối là gì chưa. Hãy cùng Xây dựng Hòa Bình tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết hôm nay.
Đá cấp phối là gì?
Đá cấp phối là loại đá được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay, loại vật liệu này có nguồn gốc được hình thành từ những hỗn hợp đá dăm và đá mi bụi. Kích thước tiêu chuẩn của đá cấp phối từ 0 đến 4 cm và được chia thành nhiều loại để đáp ứng theo từng nhu cầu vật liệu của công trình và phục vụ lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Đá dăm là gì?
Đá dăm hay còn được biết là mặt đường đá dăm có bắt nguồn từ hình thức sử dụng đá dăm hay đá sỏi cuội có kích thước đồng đều sau đó thực hiện rải sàn đều khắp bề mặt thi công của công trình với độ dày nhất định, tiến hành sử dụng xe lu di chuyển trên bề mặt sàn để tạo độ liên kết chặt chẽ giữa các viên đá thành một cấu tạo thống nhất.
Đá dăm cấp phối
Đá dăm cấp phối là một hỗn hợp đá có kích thước hạt từ 0 đến 50 mm. Tùy theo nhu cầu sử dụng và mục đích công việc của mỗi công trình mà đá dăm cấp phối được chia thành 2 loại theo tiêu chuẩn được quy định tại TCVN: 334-06.
Đá dăm cấp phối loại 1
Đá dăm cấp phối loại 1 được quy định là một hỗn hợp vật liệu đá được cấp phối theo nguyên lý cấp phối hạt liên tục, kích thước hạt đá sẽ dao động từ 0 đến 40 mm. Hỗn hợp này được sản xuất bằng phương pháp sàng lọc, nghiền và tách từ các loại đá lớn có sẵn trong tự nhiên. Đá dăm cấp phối loại 1 có ưu điểm mang lại khả năng kết dính rất cao nên thường được cung cấp cho các công trình thi công nền đường, công trình san lấp nền móng và xây dựng nhà xưởng.
Đá dăm cấp phối loại 2
Đá dăm cấp phối loại 2 cũng được sản xuất bằng phương pháp nghiền trực tiếp từ các loại đá sơ khai trong tự nhiên và có kích thước các loại hạt tối đa là 40 mm. Đá dăm cấp phối loại 2 cũng được ứng dụng vào thực tế tương tự như đá dăm cấp phối loại 1. Sau đây là các thông số về chỉ tiêu kỹ thuật khi cấp phối đá dăm loại 2:
STT |
Các chỉ tiêu kỹ thuật |
Định mức |
1 |
Độ kháng nén đá gốc |
> 80 Mpa |
2 |
Độ hao mòn của cốt liệu |
40% |
3 |
Giới hạn chảy (WL) |
35% |
4 |
Chỉ số dẻo (IP) |
6% |
5 |
Tích số dẻo (PP) |
60% |
6 |
Hàm lượng hạt thoi dẹt |
15% |
7 |
Độ chặt đầm nén |
98 % |
Các chỉ tiêu cơ bản khi cấp phối đá dăm loại 2
Các tiêu chuẩn của đá dăm cấp phối theo quy định hiện hành
-
Tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào
Việc quan trọng đối với cấp phối đá của một đơn vị là rất quan trọng nên nguyên vật liệu đầu vào phải được tuyển chọn kỹ càng, nhằm tạo thành phẩm đá dăm có kích thước đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Do đó khi cấp phối đá dăm cần xem xét và lựa chọn các loại đá có thích thước đồng đều và nguồn gốc đá dăm phải được xác định rõ ràng, phải thuộc các loại đá trong tự nhiên.
-
Thành phần hạt
Đá dăm loại 1 có yêu cầu về thành phần hạt phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Kích cỡ mắt sàng vuông (mm) |
Tỷ lệ % lọt sàng theo kích thước hạt danh định |
||
Dmax= 37,5 mm |
Dmax= 25 mm |
Dmax= 19 mm |
|
50 |
100 |
– |
– |
37,5 |
95 – 100 |
100 |
– |
25 |
– |
79 – 90 |
100 |
19 |
58 – 78 |
67 – 83 |
90 – 100 |
9,5 |
39 – 59 |
49 – 64 |
58 – 73 |
4,75 |
24 – 39 |
34 – 54 |
39 – 59 |
2,36 |
15 – 30 |
25 – 40 |
30 – 45 |
0,425 |
7 – 19 |
12 – 24 |
13 – 27 |
0,075 |
2 – 12 |
2 -12 |
2 – 12 |
-
Kích thước hạt
Đối với công trình thi công lớp nền móng dưới thì đá dăm cấp phối yêu cầu Dmax = 37,5mm.
Đá dăm cấp phối trong công trình thi công nền móng trên thì Dmax = 25mm.
Và Dmax = 19mm là đá dăm cấp phối trong các công trình thi công nền đường hoặc phù hợp cho việc nâng cấp, cải tạo kết cấu cho mặt đường cũ.
Xây dựng Hòa Bình đã hoàn tất bài để giải đáp thắc mắc về cấp phối đá là gì cho bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người để áp dụng vào công việc thực tế.
Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật nhanh nhất và tìm hiểu các dự án của Xây dựng Hòa Bình bạn nhé.
Tin liên quan
Chi tiết biện pháp thi công nền đường...
Biện pháp thi công nền đường đắp được thực hiện như thế nào? Thắc mắc này của các...
Cách tính độ lún cho phép trong xây dựng
Độ lún cho phép là thông số giúp người thi công giảm thiểu các sai sót về cách tính độ...
[Tìm hiểu] Biện pháp thi công top down 2021
Biện pháp thi công top down là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên,...