Cách ghép cốp pha cột trong xây dựng
news
Cách ghép cốp pha cột là kỹ thuật phổ biến trong các công trình xây dựng cột, dầm, móng… nhằm cố định hình dạng bê tông tươi trong quá trình đông cứng. Có 2 loại cốp pha cốt phổ biến hiện nay là dạng tròn và dạng vuông. Tuy khác nhau về hình dạng nhưng mục đích cốt lõi của chúng vẫn là cố định bê tông tươi Vậy cách ghép cốp pha cột được thực hiện như thế nào, cùng tham khảo bài viết sau đây của Hòa Bình.
Lợi ích của cách ghép cốp pha cột
Các dạng cốp pha cột hiện nay thường mang bản chất của môđun và cho phép lắp ráp hoặc xây dựng tại chỗ nhằm giảm thiểu số người tham gia thực hiện và tiết kiệm chi phí phí. Chất liệu của cốp pha có sẵn thường là nhôm, gỗ ép, thậm chí là bìa cứng chuyên dụng.
Sau đây là một vài lợi ích phổ biến của cốp pha cột:
- Tăng tốc độ và hiệu quả trong xây dựng.
- Giúp bê tông tươi định hình tốt hơn.
- Tăng độ cứng cho cột bê tông.
- Có thể hoàn thiện bề mặt chất lượng cao.
- Các loại cốp pha cột bằng kim loại cho phép linh hoạt hơn trong quá trình.
Cách ghép cốp pha cột
Cách ghép cốp pha cột trong các công trình
Cốp pha cột là một trong những khâu không thể thiếu của công trình xây dựng, do đó, cách thực hiện cũng khá đơn giản với các công nhân lành nghề. Tuy nhiên, với người mới thì đây thật sự không đơn giản đơn chút nào. Nhưng cũng đừng lo lắng vì Hòa Bình sẽ nêu rõ các bước làm cơ bản dưới đây ngay:
1/ Trộn xi măng, vữa và các nguyên vật liệu cần thiết thành hỗn hợp đặc sệt. Song song với đó, người xây dựng sẽ đặt 4 thanh thép theo độ rộng và chiều cao cột mong muốn nhằm xác định đúng kích thước của cột.
2/ Lắp đặt các phần của cốp pha cột xung quanh các thanh thép ở bước 1. Đầu tiên, đặt hai miếng ván liền nhau vào vị trí rồi cố định tạm thời bằng dây sắt để buộc các sườn chính; tiếp đến dùng kẹp chữ U để liên kết và kẹp chặt hai miếng ván khuôn; sau khi hoàn thiện hai miếng ván khuôn sẽ tiếp tục lắp hai miếng ván khuôn khác vào cho đến khi kín các mặt của cột.
3/ Cài đặt hoops cột (vành đai gia cố xung quanh cốp pha cột).
4/ Gắn thanh giằng chéo cho mỗi bên của cốp pha cột, được cố định trên vòng thép nhúng của sàn và sử dụng bu lông để gia cố độ thẳng đứng. Góc giữa thanh giằng và mặt đất phải là 45°, khoảng cách giữa vòng thép nhúng và cột phải bằng 3/4 chiều cao của cột.
5/ Vệ sinh bên trong ván khuôn cột, đóng lỗ vệ sinh và tiến hành kiểm tra độ chắc chắn trước khi đổ bê tông.
6/ Cuối cùng, sau khi bê tông đông cứng, công nhân sẽ tiến hành tháo cốp pha cột. Đầu tiên sẽ tháo các thanh giằng (hoặc các gối đỡ), sau đó đến đai cột, tháo thẻ chữ U kết nối các mối khuôn rồi dùng xà beng cạy nhẹ các tấm ván để tách ra khỏi bê tông.
Những lưu ý trong quá trình ghép cốp pha cột:
Những lưu ý khi ghép cốp pha cột
- Khi cẩu hoặc nâng ván khuôn đến nơi cần sử dụng nên đặt nhẹ và tránh chạm mạnh với mặt sàn, nếu không sẽ dễ biến dạng.
- Chỉ có thể tháo khuôn ván khi cường độ của bê tông cột đủ chắc chắn.
- Để không làm hỏng bề mặt bê tông hoặc các góc của cột, tránh dùng búa tạ hoặc khung nạy cạy mạnh khi tháo ván khuôn.
- Cốp pha cột được tháo ra phải rửa sạch và cắt tỉa kịp thời, sơn bằng chất giải phóng và xếp chồng lên nhau theo thông số kỹ thuật để sử dụng cho những lần sau.
- Khi tháo cốp pha cột đã lắp sẵn phải treo đai trước, sau đó tháo các thanh giằng và bộ phận liên kết của hai mảnh ván khuôn cột, nhấc ván khuôn cột lên sau khi ván khuôn đã tách khỏi bề mặt bê tông.
- Giàn giáo phải được dựng lên cho các hoạt động trên cao và người vận hành phải đeo dây an toàn.
Cách ghép cốp pha cột là kỹ thuật khá đơn giản mà những người tham gia trong các công trình xây dựng đều phải nắm. Nếu bạn là người mới, hãy chăm chỉ học hỏi để làm tốt hơn nhé.
Tin liên quan
Biện pháp thi công nạo vét kênh mương...
HIện nay, nhu cầu thi công nạo vét kênh mương không có quá xa lạ đối với tất cả mọi...
Thi công xây dựng công trình là gì?...
Đối với mỗi dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp luôn cần tìm cho mình một đội thi công xây...
Tư vấn quyền và nghĩa vụ của nhà...
Hiện nay, thực trạng các nhà thầu không xây dựng đúng thiết kế, không đảm bảo kỹ thuật...