Hướng dẫn bố trí thép đà kiềng và vai trò
news
Bố trí thép đà kiềng là một trong các kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng. Công dụng chính là giữ chặt các đoạn bê tông nằm bên dưới nền nhà - nơi chịu tác động của tường và các cột xung quanh. Với người làm xây dựng lâu năm, đây là kỹ thuật được vận dụng thường xuyên, nhất là công trình cần đổ bê tông số lượng lớn.
Cách bố trí thép đà kiềng đơn giản
Cột hoặc một phần đổ bê tông thông thường, các thanh thép chịu lực, đai và tăng cường cần được sắp xếp theo thứ tự phù hợp và đúng với tiêu chuẩn quy định. Đặc biệt là vị trí tiếp xúc với đai móng, đây là nơi chịu tải trọng toàn bộ ngôi nhà và phần lớn các rủi ro đều đến từ khu vực này. Sau đây là các lưu ý được nhà người làm xây dựng chia sẻ:
-
Đường kính thép được sử dụng làm đà kiềng ở cốt thép chịu lực dao động trong khoảng 12 - 15mm.
-
Thép được chọn là đà chính có kích thước xấp xỉ 30mm.
-
Kích thước thép sử dụng phải có đường kính nhỏ hơn 1/10 chiều rộng của đà kiềng.
-
Để quá trình hoàn thiện được chuẩn xác, hạn chế sử dụng quá 3 loại kích thước thép khác nhau. Tốt nhất, giữa các loại thép chỉ nên chênh lệch 2mm về đường kính.
-
Khoảng hở giữa hai thanh thép gần nhất rất quan trọng, chúng quyết định chắc chắn khối bê tông, cần phải cẩn trọng trong quá trình thi công.
-
Với các đà kiềng có chiều cao hơn 710mm, hãy bổ sung thanh thép 12mm vào bên hông.
-
Thép đai và thép hỗ trợ phải dày hơn về phía hai đầu.
Với các công trình lớn, nhiều tầng và thiết kế phức tạp, cách bố trí thép đà kiềng cần được nghiên cứu và thi công dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư hoặc người chịu trách nhiệm chính. Điều này vừa đảm bảo chất lượng thi công, vừa hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.
Các kỹ thuật bố trí thép đà kiềng nên biết
Một vài lưu ý cần nắm khi thi công thép đà kiềng
Thép đà kiềng sinh ra với mục đích tăng tuổi thọ cho công trình. Tuy nhiên để chúng phát huy hết tác dụng, người công nhân cần phải nắm một vài mẹo nhỏ trong kỹ thuật, điển hình là:
-
Khi thép dọc và thép đai đã đặt đúng tiêu chuẩn sẽ buộc lại và đặt khung thép đà kiềng đã chuẩn bị vào vị trí. Tiếp đến, sử dụng bê tông hoặc bất kỳ vật nào có độ dày khoảng 30mm đặt bên dưới, như vậy chiều dày của lớp bê tông sẽ được đảm bảo.
-
Với các công trình cần đến nhiều cột, hãy lắp ráp tất cả ván khuôn và đặt chúng tại 1 nơi nhất định, sau đó mới tinh chỉnh theo mong muốn, như vậy kết quả sẽ đồng đều hơn. Để cố định khuôn ván, dùng cùm thép hoặc ván gỗ 30mm x 50mm.
-
Trước khi đổ bê tông, hãy tổng duyệt tất cả các ván khuôn thêm 1 lần nữa.
-
Hạn chế đặt đà kiềng quá thấp, điều này có thể khiến công trình dễ bị thấm nước, nứt vỡ gây kém an toàn và mất thẩm mỹ.
Theo những hướng dẫn từ các chuyên gia xây dựng có thể thấy, chất lượng của đà kiềng bị tác động bởi nhiều yếu tố, bên trong (kỹ thuật) lẫn bên ngoài (khuôn ván).
Vai trò của bố trí thép đà kiềng
Các công dụng của thép đà kiềng
Ngoài được ví như chốt khóa trong cột bê tông, bố trí thép đà kiềng còn đóng nhiều vai trò khác như:
-
Hạn chế móng lún và lệch ở các khu vực đất mềm và khó thi công.
-
Nắm vai trò chủ lực trong việc chống đỡ tường nhà, hạn chế nứt vách sau một thời gian sử dụng.
-
Rút ngắn độ lệch tâm của các cọc và cột tại các khu nhà liên kế, nhà ở mặt phố và các khu đất chật hẹp.
Tóm lại, thép đà kiềng là một trong những phương pháp giúp công trình tăng khả năng chịu lực và tuổi thọ. Để làm những điều này, yếu tố kỹ thuật và kinh nghiệm ảnh hưởng đến 90% chất lượng.
Tin liên quan
Biện pháp thi công cốp pha nhôm được...
Cốp pha nhôm được đánh giá là một loại cốp pha cao cấp hiện nay với ưu điểm vượt trội...
Biện pháp tổ chức thi công là gì? Tất...
Để mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ nhất, đảm bảo tiến độ hay thậm chí là vượt mong đợi...
Tìm hiểu biện pháp thi công móng nhà...
Nhà liền kề hay còn gọi là nhà ống, nhà phố, là công trình kiến trúc có chiều ngang khá hẹp,...