Công việc của giám đốc dự án xây dựng là gì ? làm sao để trở thành giám đốc dự án giỏi
news
Quản lý dự án từ lâu đã trở thành một nghề chuyên nghiệp, được PMI (Project Management Institute) định nghĩa là công việc “áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án nhằm đạt được mục tiêu, và thỏa mãn các yêu cầu của dự án”. Các kỹ sư ra trường làm việc nhiều năm ở các dự án và luôn rèn luyện, phấn đấu để trở thành những Giám đốc dự án - người được Chủ đầu tư tin tưởng và có ảnh hưởng to lớn đến dự án. Vậy công việc của họ là gì? Làm sao để trở thành một Giám đốc dự án giỏi?
Vai trò và công việc của một Giám đốc dự án
Tùy vào mỗi doanh nghiệp và quy mô của từng dự án sẽ có những yêu cầu đặc biệt với một Giám đốc dự án. Thông thường, Giám đốc dự án sẽ có ít nhất 3 năm kinh nghiệm điều hành các dự án cao tầng hoặc tham gia trực tiếp từ lúc khởi công cho đến lúc bàn giao dự án cao tầng. Họ phải là những người chịu được áp lực công việc cao, có khả năng quản lý, lãnh đạo và nhìn nhận vấn đề, lường trước các khả năng có thể xảy ra để chuẩn bị phương án xử lý. Với những người có khả năng giao tiếp nhiều ngôn ngữ, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa quốc gia sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Công việc của Giám đốc dự án sẽ bắt đầu từ lúc nhận thông tin dự án do cấp trên giao phó, tham gia cùng ban lãnh đạo và các bộ phận trong việc thương thảo và ký kết hợp đồng với khách hàng. Giám đốc dự án sẽ phải là người chịu trách nhiệm chính của Hợp đồng, phải nắm rõ các thông tin liên quan đến phạm vi công việc, chất lượng, tiến độ và tài chính của dự án, an toàn lao động; dòng tiền từ tạm ứng đến nghiệm thu và thanh lý… Sau khi hoàn thành Hợp đồng và các thủ tục, chứng từ cần thiết, Giám đốc dự án sẽ thực hiện tuyển dụng, điều động nhân sự tham gia dự án. Khi dự án kết thúc và bàn giao xong, Giám đốc dự án có thể thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu và tìm kiếm các khách hàng mới.
Như vậy có thể hình dung vai trò của một Giám đốc dự án là vô cùng to lớn. Họ là người điều phối và chịu trách nhiệm cuối cùng của một dự án, có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của dự án. Do đó, ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, họ cần phải có tố chất và trau dồi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để trở thành một Giám đốc dự án giỏi.
Làm sao để trở thành Giám đốc dự án giỏi?
Giám đốc dự án trước tiên phải là một người có trình độ chuyên môn rất cao, thái độ nhã nhặn, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc để có thể giải quyết những tình huống phát sinh. Muốn trở thành một giám đốc dự án, bạn phải rèn luyện cho mình những kỹ năng sau:
-
Khả năng tổ chức: Đây là yêu cầu đầu tiên với mỗi Giám đốc dự án bởi họ cần phải có cái nhìn toàn diện và khả năng bao quát vấn đề: về nhân viên, về những việc cần làm, từ vấn đề tài chính, tiến độ công việc cho đến đánh giá hiệu quả của từng nhóm.
-
Định hướng công việc cụ thể: Nếu chỉ có khả năng nhìn nhận tổng thể thôi thì chưa đủ. Càng quản lý dự án lớn, bạn càng cần phải có những định hướng chi tiết, giải quyết từng việc nhỏ nhất để có thể hoàn thành dự án đúng thời hạn, đúng cam kết chất lượng với khách hàng.
-
Giải quyết vấn đề nhanh gọn: Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc dự án luôn phải biết cách tìm được giải pháp nhanh gọn, tức thì để đảm bảo tiến độ thi công, thay vì dành nhiều thời gian truy tìm nguyên nhân và người chịu trách nhiệm - những việc có thể làm sau. Giải quyết được vấn đề sẽ bao gồm nhiều khía cạnh, từ việc giữ đúng lịch trình, đặt ra mục tiêu và tìm hướng đi mới, họ còn phải đối mặt với rắc rối một cách linh động.
-
Thực tế: Vì bản thân là Giám đốc dự án, là người chịu trách nhiệm trực tiếp và là người ra quyết định cuối cùng trong quá trình thực hiện dự án nên mỗi quyết định bạn đưa ra đều phải chính xác. Do vậy, không thể mơ mộng, viển vông, cũng không thể qua loa, đại khái… Tất cả nhưng quyết định đều phải bắt nguồn từ nhu cầu và tình trạng thực tế, tính khả thi để đảm bảo dự án vận hành đúng theo tiến trình đã hoạch định ban đầu.
Giám đốc dự án là một vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng hỗn hợp, vừa mang tính vĩ mô vừa mang tính vi mô. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy rèn luyện bản thân để có được những kỹ năng phù hợp nếu muốn trở thành người quản lý trong tương lai.
Tin liên quan
Top 10 công ty xây dựng hàng đầu Việt...
Doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và đang tìm hiểu chọn công ty xây dựng uy...
Có nên lợp tôn giả ngói cho nhà ở hay...
Xu hướng sử dụng tôn giả ngói cho các ngôi nhà có kiến trúc mái kiểu biệt thự hoặc có độ...
Tiêu chuẩn Quốc gia quy định về tiêu...
...