Kỹ năng viết Cover letter cho dân xây dựng chinh phục mọi nhà tuyển dụng
news
Trong thời điểm xin việc khó khăn như hiện nay, bạn muốn tìm được một công việc ưng ý trong lĩnh vực xây dựng đầy cạnh tranh quả là điều không hề dễ dàng. Cùng nhìn lai toàn bộ quá trình đó, bạn sẽ nhận ra rằng Cover letter xin việc là thứ quan trọng giúp bạn có được cơ hội tốt.
Điều gì giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng trong lần đầu tiên tiếp xúc? Câu trả lời chính là Cover letter.
Trong thời điểm xin việc khó khăn như hiện nay, bạn muốn tìm được một công việc ưng ý trong lĩnh vực xây dựng đầy cạnh tranh quả là điều không hề dễ dàng. Cùng nhìn lai toàn bộ quá trình đó, bạn sẽ nhận ra rằng Cover letter xin việc là thứ quan trọng giúp bạn có được cơ hội tốt.
Cover letter là gì?
Dịch sang tiếng Việt, Cover letter có nghĩa là Đơn/ Thư xin việc, dùng để bày tỏ nguyện vọng được ứng tuyển của bạn vào vị trí mà công ty đang tìm kiếm. Cover letter cũng giống như CV, nhưng đôi khi nó quan trọng hơn CV bởi nhà tuyển dụng thường sẽ đọc Cover letter đầu tiên.
Cover letter phải nêu bật được thành tích và kinh nghiệm của bạn, nhưng không quá dài dòng. Một Cover letter ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ ý và có điểm nhấn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay tức khắc.
Cùng tìm hiểu kỹ năng viết Cover letter cho ngành xây dựng được đúc kết sau đây.
Một bức Cover Letter tốt là đảm bảo những nội dung như sau:
-
Giới thiệu rõ ràng bản thân bạn là ai với nhà tuyển dụng, có thể khái quát ban đầu về công việc, trường học, còn chi tiết nên để ở CV.
-
Chỉ ra lí do tại sao bạn lại thích hợp với công việc mà bạn ứng tuyển chứ không phải người khác. Ở đây thể hiện sự tự tin ngay từ đầu đối với người tuyển dụng.
-
Bổ sung những chi tiết mà bản CV không đề cập đến
-
Giải thích chi tiết và đi sâu vào những gì bạn đã viết trong CV
Nội dung chi tiết một bản Cover letter
Đối với ngành xây dựng, một bản Cover letter nên tuân thủ theo mẫu có sẵn, bạn cũng có thể thay đổi một chút theo hướng sáng tạo nếu ứng tuyển ngành kiến trúc, nhưng cần đảm bảo sự nghiêm túc và chuyên nghiệp.
-
Thông tin người gửi. (Tên bạn, địa chỉ, số điện thoại, email….)
-
Thông tin người nhận (Tên người nhận, vị trí làm việc, email, công ty, etc.)
-
Kính gửi Tên – Dear Tên
-
Với đoạn mở đầu thường khá quan trọng nên nêu được lý do vì sao bạn biết đến công việc ngày ngay từ 1-2 câu đầu tiên. Bạn phải thể hiện sự nhiệt tình và hứng thú với nhà tuyển dụng cũng như vị trí mình quan tâm.
-
Đoạn thứ hai, bạn hãy giải thích cho lý do vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn. Bạn nêu ra kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích mà mình có, những công trình từng hoàn thành để nhà tuyển dụng nắm ngay được. Không nên liệt kê quá nhiều, chỉ cần tập trung vào những kỹ năng nổi bật và cách thức bạn hoàn thành các dự án như thế nào.
-
Đoạn thứ ba, bạn hãy nói đến việc cống hiến cho công ty và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đừng nói chung chung, hãy rõ ràng mục tiêu 5 năm tới, 7 năm tới mình sẽ trở thành trưởng dự án, giám sát, hoặc lên một vị trí nhất định. Điều này thể hiện tầm nhìn của bạn với công việc, và cho thấy bạn muốn gắn bó với công ty lâu dài.
-
Đoạn cuối, bạn hãy thể hiện mong muốn được công ty cho cơ hội gặp mặt trực tiếp để tìm hiểu hơn về vị trí công việc này.
-
Kết luận với và kí tên.
Lưu ý độ dài của Cover letter chỉ nên khoảng ¾ trang giấy, đừng quá lan man để tránh nhà tuyển dụng “loại bỏ” ngay từ “vòng gửi xe” nhé.
Sau đó, bạn đầu tư thêm về CV để mô tả rõ hơn quá trình công tác, kinh nghiệm của mình.
Như vậy, Cover letter không phải điều gì quá khó khăn đối với người đang tìm việc trong ngành xây dựng. Nó đóng vai trò tạo ấn tượng để nhà tuyển dụng tiếp tục xem CV của bạn.
Tin liên quan
Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn đất...
Để bảo đảm an toàn cho công trình cũng như góp phần hạn chế các tình trạng sạt lở đất,...
Tìm hiểu quy định về chỉ giới xây...
Khi mua nhà đất hay xây dựng công trình, điều người mua hoặc chủ đầu tư cần quan tâm hàng...
Tư vấn thi công sàn Uboot đúng chuẩn
Sàn Uboot, sàn 3D Panel Vro, sàn bóng được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng hiện nay. Trong 3...