Kinh nghiệm xin việc từ A đến Z dành cho dân xây dựng
news
Nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng đang ngày càng lớn. Vậy làm thế nào để bạn có thể ứng tuyển thành công và tìm được công việc như mong muốn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm xin việc từ A đến Z vô cùng hữu ích và cần thiết dành cho ngành xây dựng.
Tất cả kinh nghiệm xin việc, kinh nghiệm làm hài lòng nhà tuyển dụng dành cho các kỹ sư, nhân viên ngành xây dựng được tổng hợp trong bài viết này, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm việc.
Trên thế giới ngành xây dựng luôn được coi là một ngành kinh tế quan trọng và là phần không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Một đất nước phát triển phải đi đôi với sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Do đó nhu cầu nhân lực trong ngành xây dựng đang ngày càng lớn. Vậy làm thế nào để bạn có thể ứng tuyển thành công và tìm được công việc như mong muốn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm xin việc từ A đến Z vô cùng hữu ích và cần thiết dành cho ngành xây dựng.
Xác định cơ hội việc làm, phân tích công việc
Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bạn sẽ rất dễ dàng tìm thấy các tin tuyển dụng trên mạng internet, báo chí, đài truyền hình hay những ngày hội việc làm. Bạn cần phải phân tích xen công việc đó có phù hợp với mình hay không? Những kiến thức, kỹ năng, điểm mạnh yếu của mình có đáp ứng được công việc không? Đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi những người có kinh nghiệm.
Chuẩn bị hồ sơ xin việc hoàn chỉnh
Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen ( nếu có yêu cầu )…Đơn xin việc phải đánh máy, dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn, mục tiêu tìm việc, tình trạng hiện tại của bản thân, sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng, mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Bạn nhớ phải ghi địa chỉ liên hệ.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
Gửi hồ sơ xin việc
Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến công ty nộp để đảm bảo chắc chắn, còn ở xa thì có thể gửi thư. Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng hỏi xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra trong trường hợp bị thất lạc thì cần chuẩn bị ngay một bộ hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.
Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, nhiều công ty chỉ yêu cầu ứng viên nộp bản sơ yếu lý lịch miêu tả kinh nghiệm, trình độ của mình, hay còn gọi là CV. Bạn có thể gửi bản CV của mình qua thư điện tử (email) để công ty nhanh chóng phản hồi.
Những chú ý khi được gọi đi phỏng vấn
Đây là phần quan trọng nhất quyết định việc bạn có trúng tuyển hay không, do đó cần phải có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Bạn nên xem kỹ lịch phỏng vấn hoặc có thể gọi điện xác nhận. Ngoài tìm hiểu công việc sắp tới ứng tuyển, bạn còn cần phải nắm những thông tin cơ bản về công ty như tên, slogan, giá trị cốt lõi, sứ mệnh tầm nhìn, bộ máy hoạt động,…
Chuẩn bị tốt những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần có là một điều bắt buộc. Bạn học xây dựng, cầm trong tay tấm bằng kỹ sư mà chưa vững CAD, không biết đặt thép lớp trên hay lớp dưới, không biết xử lý một bộ hồ sơ thầu ra sao thì không thể làm nghề xây dựng được. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đến. Hãy trang bị thật tốt những kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, làm việc nhóm, báo cáo thuyết trình…Như vậy bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Khi tham gia phỏng vấn
Trang phục lịch sự, phù hợp, thái độ chuyên nghiệp, bắt tay chào hỏi các nhà tuyển dụng. Trả lời các câu hỏi tự tin, thể hiện cho họ thấy bản thân là người có năng lực, chuyên môn, sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên chú ý đừng tỏ ra tự kiêu hay thể hiện quá đà, bạn cần phải biết lắng nghe và tiếp thu những nhận xét của nhà tuyển dụng dành cho mình.
Sau phỏng vấn, bạn có thể trực tiếp hoặc gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn, đồng thời bày tỏ lại mong muốn được hợp tác làm việc một lần nữa, như vậy họ sẽ thấy rằng bạn thực sự nhiệt tình với công việc này.
Trên đây là những kinh nghiệm xin việc từ A đến Z dành cho dân xây dựng, hãy học và áp dụng thành công để tìm được một công việc như mong muốn nhé!
Cập nhật các tin tức khác của Hòa Bình tại hbcg.vn/news
Tin liên quan
Chi phí kiểm định chất lượng công...
Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi...
Công việc của kỹ sư shopdrawing là gì ?...
Dành cho các bạn nào đang có ý định bước vào ngành nghề làm shopdrawing - công việc nghe tưởng...
Cấu tạo của mái bê tông dán ngói và...
Là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán...