Quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng bao gồm những gì?
news
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, người ta thường hay nhắc tới các thuật ngữ như “đấu thầu”, “mời thầu”, “hoạt động đấu thầu”… Nếu xem hoạt động đấu thầu là một hình thức mua bán hàng hoá, thì người mua có thể hiểu là bên mời thầu. Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhiều bên tham gia và trên cơ sở đó lựa chọn người bán – bên nhà thầu phù hợp với nhu cầu dưới một quy trình và hình thức nhất định. Trong quan hệ đấu thầu, không chỉ có bên mời thầu, nhà thầu chính mà hiện nay còn có thể có sự tham gia của nhà thầu phụ. Vậy quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng bao gồm những gì?
1. Nhà thầu phụ là gì?
Nhà thầu phụ là những nhà thầu không trực tiếp tham gia đấu thầu, tham gia dự thầu nhưng tham gia thực hiện gói thầu dựa trên cơ sở nội dung thỏa thuận trong hợp đồng được ký giữa họ với nhà thầu chính.
Để làm được tất cả các công việc của một công trình, thì nhà thầu phải kí hợp đồng giao khoán với một số nhà thầu phụ, để thực hiện công việc chuyên ngành. Lúc này nhà thầu phụ là bên thứ ba. Nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để cung cấp, thi công các công việc chuyên ngành.
2. Quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng bao gồm những gì?
Nhà thầu phụ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham gia dự thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp nhà thầu chính có thể thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực thực hiện. Vậy quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng bao gồm những gì?
Nhà thầu phụ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. (Nguồn: Internet)
Quy định về sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu
Trong quy định về nhà thầu phụ hiện nay, còn có quy định dành cho nhà thầu phụ đặc biệt. Đây là khái niệm dùng để chỉ những nhà thầu phụ được nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Nội dung của những hồ sơ đề xuất này thiên về thực hiện những công việc mang tính đặc biệt, quan trọng trong gói thầu.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại tại Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT thì quy định về sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu được viết như sau:
-
Việc có sử dụng nhà thầu phụ hay không sẽ không làm thay đổi, cũng như không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của nhà thầu.
-
Nhà thầu phụ được ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc được nêu trong hồ sơ dự thầu được xác định là những nhà thầu nằm trong danh sách nhà thầu phụ nêu tại phần điều kiện cụ thể của hợp đồng nằm trong hồ sơ dự thầu.
-
Dù việc thực hiện công việc có hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ cũng như các quyền và nghĩa vụ khác đối với phạm vi công việc mà nhà thầu phụ thực hiện.
-
Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận, nếu không, nhà thầu không được phép thay thế, hay bổ sung nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách các nhà thầu phụ được nêu tại Điều kiện cụ thể của Hợp đồng.
-
Giá trị công việc mà các nhà thầu phụ phải thực hiện theo nội dung hồ sơ dự thầu thì không được vượt quá tỷ lệ % (phần trăm) theo giá hợp đồng được nêu tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
-
Ngoài các công việc đã được kê khai về việc sử dụng nhà thầu phụ được thể hiện trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu không được yêu cầu hay sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác.
-
Những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ phải được quy định cụ thể tại Điều kiện cụ thể của hợp đồng trong Hồ sơ dự thầu.
Quy định về hợp đồng thầu phụ
Theo quy định tại điểm b khoản 3 điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng thầu phụ là khái niệm chỉ hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
Hợp đồng thầu phụ cũng là cơ sở để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia. (Nguồn: Internet)
Nói cách khác, hợp đồng thầu phụ là loại hợp đồng được ký kết giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ nhằm đạt thỏa thuận về việc thực hiện gói thầu mà nhà thầu đã có được sau quá trình đấu thầu.
Hợp đồng thầu phụ cũng là cơ sở để xác định phạm vi công việc, tỷ lệ công việc mà nhà thầu phụ tham gia. Đây cũng là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của nhà thầu và nhà thầu phụ trong việc thực hiện gói thầu.
Ngoài ra, do hợp đồng thầu phụ là căn cứ ghi nhận sự thỏa thuận cũng như căn cứ xác lập quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ nên mọi nội dung trong các hợp đồng thầu phụ đều phải đáp ứng yêu cầu là thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
Quy định về hợp đồng thầu phụ phải đảm bảo những nội dung sau:
-
Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hành nghề, năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu.
-
Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận thì những nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng mới được ký kết hợp đồng thầu phụ, tham gia thực hiện gói thầu.
-
Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc Tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
-
Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ việt Nam chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu sau khi đã xác định được các nhà thầu phụ trong nước Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
-
Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
-
Nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu…
Về vấn đề có quy định cụ thể nào về mức phần trăm tối đa mà nhà thầu chính được giao cho nhà thầu phụ hay không, thì hiện tại chưa có bất kỳ văn bản pháp lý nào quy định mức giao này. Tuy nhiên, nhà thầu chính không được giao 100% hợp đồng xây dựng và mức độ bao nhiêu còn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.
Có thể nói, toàn bộ trách nhiệm về chất lượng công trình, tiến độ thi công, an toàn lao động, môi trường… đều do nhà thầu chính chịu trách nhiệm được pháp luật và nhà đầu tư. Nếu là nhà thầu chính, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định giao bao nhiêu phần trăm hợp động cho nhà thầu phụ. Mục đích nhằm đảm bảo chất lượng công việc tốt nhất cũng như khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà thầu chính với chủ đầu tư; của nhà thầu phụ với nhà thầu chính khi thi công công trình.
Trên đây là một số thông tin quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng mới nhất được tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang tới cho độc giả những kiến thức chính xác nhất về lĩnh vực xây dựng trước khi quyết định làm việc, hợp tác trong lĩnh vực này.
Tin liên quan
Cách lợp mái Fibro xi măng đúng kỹ...
Cách lợp mái Fibro xi măng là một trong những thao tác quen thuộc của người thi công xây dựng....
Bê tông Asphalt là gì? Những điều bạn...
Bê tông Asphalt ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhờ vào các đặc...
Hướng dẫn cách bố trí thép dầm nhịp...
Cách bố trí thép dầm nhịp 5m sao cho đúng chuẩn là điều mà rất nhiều người tìm kiếm hiện...