Quy trình đấu thầu xây dựng được tiến hành như thế nào?
news
Hiểu được chính xác đầy đủ về nghiệp vụ đấu thầu trong điều kiện hiện nay sẽ giúp các nhà quản lý, những chủ thể tham gia đấu thầu nói chung có căn cứ, nền tảng pháp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng vốn, đất đai của nhà nước, đồng thời thu hút và tạo ra nhiều nguồn vốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và cụ thể nhất về một khía cạnh của đấu thầu: Quy trình đấu thầu xây dựng.
1. Đấu thầu xây dựng là gì?
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp… Tất cả các hoạt động được dựa trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế. Đấu thầu cũng là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.
Đấu thầu cũng là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. (Nguồn: Internet)
Trong nền kinh tế thị trường, người mua (chủ đầu tư) tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất.
Mục tiêu của người bán là có quyền cung cấp hàng hoá dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Hiểu được chính xác đầy đủ về nghiệp vụ đấu thầu trong điều kiện hiện nay sẽ giúp các nhà quản lý, những chủ thể tham gia đấu thầu nói chung có căn cứ, nền tảng pháp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng vốn, đất đai của nhà nước, đồng thời thu hút và tạo ra nhiều nguồn vốn. Dưới đây là thông tin chi tiết về quy trình đấu thầu xây dựng.
2. Quy trình đấu thầu xây dựng được tiến hành như thế nào?
Theo quy định của Luật Thương mại và Luật đấu thầu, quy trình đấu thầu xây dựng được tiến hành theo các bước sau.
Mời thầu
Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
-
Sơ tuyển nhà thầu: Theo điều 217 Luật Thương mại, bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra. Việc sơ tuyển nhà thầu nhằm đảm bảo rằng thư mời thầu sẽ được giới hạn trong phạm vi nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu
-
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm: thông báo mời thầu; các yêu cầu liên quan đến hàng hoá, dịch vụ đấu thầu; phương pháp định giá, so sánh, xếp hạng, lựa chọn nhà thầu; những chỉ dẫn liên quan đến việc đấu thầu. Để đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu,, Hồ sơ mời thầu cần phải rõ ràng. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có thời gian hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình. Bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu, chi phí về việc cung cấp Hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.
-
Thông báo mời thầu: Để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, tất cả các gói thầu khi tổ chức đấu thầu phải được công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế. Thông báo mời thầu phải có đủ các yếu tố: tên địa chỉ của bên mời thầu; tóm tắt nội dung đấu thầu; thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Dự thầu
Sau khi thông báo mời thầu được công khai, các nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu.
Lúc này, hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ được ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
Sau khi thông báo mời thầu được công khai, các nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu. (Nguồn: Internet)
Bên mời thầu chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều kiện tham gia dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các thắc mắc của bên dự thầu cũng như quản lý hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu.
Khi dự thầu, bên dự thầu có thể phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu (thể hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu) theo yêu cầu của bên mời thầu để đảm bảo hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp một tiền đặt cọc, ký quỹ, hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu.
Tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh dự thầu không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa dịch vụ đấu thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc,ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
Bên dự thầu không được nhận lại lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu. Bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương số tiền đặt cọc, ký quỹ.
Mở thầu
Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời điểm ấn định trước thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai, các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu.
Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở, các bên dự thầu không được sửa hồ sơ sau khi mở thầu.
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai . Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích những nội dung cha rõ trong hồ sơ dự thầu. Việc giải thích hồ sơ dự thầu phải được lập thành văn bản
Khi mở thầu, bên mời thầu và bên dự thầu có mặt phải ký vào văn bản.
Biên bản mở thầu phải có nội dung sau đây: Tên hàng hóa, dịch vụ; ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mở thầu, dự thầu; giá bỏ thầu của bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội dung có liên quan nếu có.
Đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng địa chỉ, làm căn cứ đánh giá hoàn thiện. (Nguồn: Internet)
Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng địa chỉ, làm căn cứ đánh giá hoàn thiện. Các tiêu chuẩn trên được đánh giá bằng phương pháp cho điểm theo thang điểm hoặc phương pháp khác được ấn định trước khi mở thầu.
Trong quá trình đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu giải thích rõ các vấn đề liên quan đến hồ sơ dự thầu. Yêu cầu bên mời thầu và ý kiến bên dự thầu phải lập thành văn bản. Trường hợp bên mời thầu sửa đổi 1 số nội dung hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất các các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình.
Xếp hạng, lựa chọn nhà thầu
Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải xếp hạng, lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm, tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền chọn nhà thầu.
Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu thầu cho bên dự thầu.
Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng đối với các bên trúng thầu trên cơ sở sau đây: kết quả đấu thầu; các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu; nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.
Khi thỏa thuận sau trúng thầu, các bên có thể yêu cầu bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ.
Trên đây là một số thông tin về quy trình đấu thầu xây dựng. Hy vọng với những kiến thức trên, các nhà quản lý hay các cá nhân tập thể tham gia đấu thầu có thể có thêm nền tảng pháp trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội.
Tin liên quan
Những điều bạn nên biết về giám sát...
Công trình muốn tiến hành suôn sẻ, thuận lợi thì việc đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng...
Diện tích xây dựng là gì? Tất tần...
Có thể nói diện tích xây dựng có tính quyết định rất lớn tới thiết kế xây dựng cũng như...
Cách tính khối lượng bê tông móng băng...
Cách tính khối lượng bê tông móng băng không chỉ giúp đơn vị thi công tính toán đúng số...