Mô tả công việc quản lý dự án xây dựng chuyên nghiệp 2020
news
Việc nắm vững mô tả công việc quản lý dự án xây dựng sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên phù hợp, có khả năng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng được giao. Hoà Bình sẽ cung cấp cho độc giả mô tả công việc quản lý dự án xây dựng chuẩn 2020 ngay trong bài viết dưới đây. Tham khảo ngay nhé!
1. Tổng quan công việc quản lý dự án xây dựng chuyên nghiệp 2020
Quản lý dự án xây dựng là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Chúng được diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ theo từng công việc cụ thể.
Quản lý dự án xây dựng là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại.
Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế - nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác.
Công tác chính của quản lý dự án xây dựng: Quản lý tiến độ, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý kế hoạch (tổng thể) dự án, quản lý chi phí và nguồn lực, quản lý thời gian và tiến độ, quản lý hợp đồng, quản lý thi công xây lắp, quản lý rủi ro của dự án, quản lý vận hành dự án,…
2. Mô tả công việc quản lý xây dựng chuyên nghiệp
Ban quản lý dự án xây dựng có chức năng tham mưu, đề xuất giúp chủ đầu tư thực hiện việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời, hực hiện việc quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng dự án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Ban quản lý dự án xây dựng sẽ có nhiệm vụ cụ thể như sau:
-
Nắm rõ, phân tích và đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án đồng thời nắm được các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý, kiểm soát dự án
-
Xem xét, đánh giá những thay đổi trong thiết kế, thi công xây dựng, mua sắm vật tư, trang thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy, chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình, đào tạo vận hành,…Đảm bảo cho các thay đổi trên không ảnh tới an toàn, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.
-
Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu
-
Giám sát, điều hành tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu
-
Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.
Theo dõi, đánh giá, báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu là một trong những công việc chính của Quản lý dự án xây dựng
-
Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh. Lập lại tiến độ thực hiện dự án phù hợp với tổng tiến độ và các mốc quan trọng đã được duyệt.
-
Theo dõi, đánh giá, báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu. Đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời khi có sự chậm trễ nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
-
Lập, kiểm tra, điều hành kế hoạch và các điều kiện để tiến hành thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ công trình.
-
Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu
-
Kiểm tra kế hoạch, điều hành quá trình đào tạo của các nhà thầu đào tạo, hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ của các nhà thầu.
-
Giám sát và điều hành các nhà thầu nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và khoảng thời gian quan trọng của dự án.
-
Xem xét, kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch chất lượng của nhà thầu
-
Quản lý các rủi ro liên quan đến dự án.
3. Một số chức danh trong ban quản lý dự án xây dựng
Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án xây dựng gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (không quá 03 người), Kế toán trưởng.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án xây dựng gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (không quá 03 người), Kế toán trưởng.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban quản lý dự án xây dựng sẽ có khoảng 5 -6 phòng. Cụ thể là:
-
Văn phòng Ban quản lý dự án xây dựng
-
Phòng Kỹ thuật – Thẩm định
-
Phòng Tài chính – Kế toán
-
Phòng Điều hành dự án
-
Phòng Điều hành dự án 2
-
Phòng Dịch vụ tư vấn.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (không quá 2). Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng quyết định theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường hợp khối lượng công việc ít thì chỉ thành lập một phòng Điều hành dự án.
Tin liên quan
Nhà thầu xây dựng là gì? Tìm hiểu các...
Bạn nên lựa chọn ai để xây dựng ngôi nhà hay công trình của bạn? Tuy đã có một bản thiết...
Phương pháp ép cọc neo là gì?
Có thể nói ép cọc neo là một trong những phương pháp ép cọc phổ biến hiện nay. Phương pháp...
[Định nghĩa] Bê tông khối lớn là gì?
Ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam đang ngày càng phát triển. Các công trình quy mô lớn...