Kinh nghiệm đảm bảo tiến độ thi công nhà cao tầng chuẩn hiện nay
news
Hiện nay, có rất nhiều công trình xây dựng nhà cao tầng mọc lên để đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình hiện nay. Tuy nhiên, để tạo được một công trình nhà cao tầng chất lượng cao và đạt chuẩn thì chủ đầu tư cũng cần phải nắm bắt được tiến độ thi công của các công trình. Bằng những thông tin tổng hợp được cùng kinh nghiệm làm việc với khách hàng qua nhiều năm, trong bài viết này Xây dựng Hoà Bình sẽ chia sẻ với độc giả kinh nghiệm đảm bảo tiến độ thi công nhà cao tầng chuẩn hiện nay.
Tìm kiếm và lựa chọn thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu lên cao
Việc vận chuyển nguyên vật liệu lên cao là một trong những vấn đề tối quan trọng trong công trình dân dụng nhà cao tầng với kết cấu bê tông cốt thép cũng như để đảm bảo chất lượng hàng đầu cho công trình và hiệu quả kinh tế.
Đó có thể là vận thăng, bơm bê tông nhà cao tầng hoặc các biện pháp kỹ thuật thi công như cột, dầm, sàn, cầu thang và vách thang máy.
Thực hiện công tác cốp pha
Để mang tới chất lượng công trình nhà cao tầng đạt chuẩn và đảm bảo đúng tiến độ thi công, bạn cần lựa chọn giải pháp thi công cốp pha cốt thép an toàn và phù hợp với định hình công trình.
Theo đó còn nhà thầu thì công phải biết kết hợp cốp pha và cây chống để lắp dụng cho các kết cấu nhỏ lẻ. Ngoài ra cốp pha và đà giáo cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định và dễ tháo lắp để mang tới thuận tiện cho các công việc về sau. Cốp pha phải được ghép thật kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.
Các đơn vị thi công cũng cần để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ để thực hiện vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Lắp dựng cột, dầm và sàn
Công đoạn lắp dựng cột trước tiên cần phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng ván khuôn. Tuy nhiên cần các đơn vị thi công phải chú ý phải đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột, sau đó gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột và ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
Các đơn vị thi công cũng cần để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có chừa lỗ để thực hiện vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Trước tiên cần phải xác định tim dầm sau đó rải ván lót để đặt chân cột, đối với việc lắp dựng dầm. Đặt cây chống chữ T đặt 2 cây chống sát cột và cố định 2 cột chống, tiếp đến đặt thêm một số cột theo dọc tim dầm. Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T và cố định 2 đầu bằng hệ thống giằng. Sau đó đặt các tấm ván khuôn thành dầm rồi đóng đinh liên kết với đáy dầm rồi cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông. Cuối cùng hãy kiểm tra tim dầm, chỉnh độ cao đáy dầm cho đúng với bản vẽ thiết kế.
Cuối cùng đối với phần sàn cần phải dùng ván khuôn thép định hình và đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép. Cần phải dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình với các diện tích khó thi công còn lại thì dùng kết hợp với ván khuôn gỗ. Theo chu vi sàn có ván diềm thì sẽ được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
Đơn vị thiết kế cần gia công cốt thép theo thiết kế tại kho của công trường theo đúng tiến độ thi công.
Thực hiện công tác cốt thép
Trước tiên, đơn vị thiết kế cần gia công cốt thép theo thiết kế tại kho của công trường theo đúng tiến độ thi công. Điều này sẽ giúp khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác theo đúng bản vẽ thiết kế và tiến độ đề ra. Công việc cắt và uốn thép cùng với hàn cốt thép cần phải đảm bảo đúng yêu cầu công việc. Trong đó quá trình gia công cần phải sắp xếp theo từng chủng loại và cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn tối đa.
Đổ bê tông công trình
Trước khi đổ bê tông, các đơn vị thiết kế cần phải kiểm tra lại hình dáng, kích thước và khe hở của ván khuôn. Sau đó kiểm tra cốt thép, sàn giáo và sàn thao tác. Tiếp theo, đơn vị thi công cần chuẩn bị hệ thống ván gỗ để làm sàn công tác. Chiều cao rơi tự do của bê tông sẽ không quá 1,5-2m để tránh phân tầng bê tông. Khi đổ bê tông cũng cần chú ý theo trình tự đã định, từ xa tới gần và từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước và đổ theo từng lớp, xong lớp nào cần đầm ngày lớp ấy. Cần phải dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm và tường.
Các đơn vị thi công cần chú ý bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiền và trong mỗi kết cấu mạch ngừng cần phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ. Khi trời mưa cũng cần phải che chắn và không để nước mưa rơi vào bê tông. Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục. Đối vớt cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m thì nên chia làm nhiều đợt nhưng cần phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý. Theo đó bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm thì có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
Trên đây là những thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp kinh nghiệm đảm bảo tiến độ thi công nhà cao tầng hiện nay. Nếu như bạn vẫn đang tìm cho mình một địa chỉ thiết kế tin cậy để đồng hành trong những dự án sắp tới thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay khi có nhu cầu nhé.
Tin liên quan
Tìm hiểu khái niệm và cách bố trí...
Thép dầm conson là loại kết cấu có khả năng nâng đỡ và chịu lực lớn trong xây dựng nhà...
Kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm...
Trong lĩnh vực xây dựng, thi công cấp phối đá dăm đã không còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên,...
Công việc của bảo vệ công trường là...
Ở công trường xây dựng luôn có những tài sản quan trọng cần được bảo vệ, cũng như cần...