Có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không?
news
Có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không là một trong những thắc mắc thường gặp của rất nhiều người có nhu cầu xây dựng công trình hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Tham khảo ngay nhé!
1. Có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không?
Đa số các công trình nhà dân, chung cư cho tới trường học, khu nhà hàng… đều cần ép cọc bê tông.
Có thể nói, sự gia tăng dân số trên cả nước kéo theo sự phát triển đô thị tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày nay khiến số lượng công trình mọc lên ngày càng nhiều. Vì thế, việc sở hữu một công trình đảm bảo đầy đủ các yếu tố về thẩm mỹ và an toàn xây dựng là điều không quá khó. Đặc biệt là trong bối cảnh, công nghệ ép cọc bê tông ngày càng phát triển giúp cho công trình thi công nhanh chóng hơn, an toàn hơn.
Quay trở lại với thắc mắc “Có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không?”, Xây dựng Hoà Bình xin được giải đáp như sau: Đa số các công trình nhà dân, chung cư cho tới trường học, khu nhà hàng… đều cần ép cọc bê tông. Như đã đề cập ở trên, công trình được ép cọc bê tông ngoài việc rút gọn được thời gian thi công còn được đảm bảo về độ an toàn, bền vững, đồng thời, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, giảm tối đa tác động tiêu cực cho các công trình xung quanh.
Nếu vẫn còn phân vân không biết có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về những ưu điểm cũng như hạn chế của hoạt động này đối với công trình.
2. Ưu điểm và hạn chế của việc ép cọc bê tông cho công trình
Ép cọc bê tông mang lại rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại hạn chế nhất định
Ưu điểm của ép cọc bê tông cho công trình
Hình thức ép cọc bê tông mang lại cho công trình của bạn khá nhiều lợi ích, cụ thể:
-
Thi công nhanh chóng, không gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
-
Không gây ra chấn động cho các công trình khác
-
Hạn chế rủi ro trong quá trình thi công.
-
Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn không có nên ép cọc bê tông. Điều này được thể hiện qua từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và bạn có thể xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
Nhược điểm của ép cọc bê tông
Đối với phương pháp ép cọc bê tông, nhược điểm duy nhất là đơn vị thi công không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dày.
3. Những trường hợp nào không được thi công cọc ép bê tông
Đối với một số trường hợp nhất định bạn không được thi công cọc ép bê tông, cụ thể:
Công trình nhà cao tầng trên nền đất yếu
Trên nền đất yếu, đất không chân, những công trình có trọng tải lớn sẽ phải sử dụng phương pháp ép cọc để gia cố cho nền móng vững chắc.
Những công trình lớn thường sử dụng khoan khảo sát địa chất để xác định chính xác vị trí tầng đất cứng. Tuy nhiên đối với những công trình nhà dân thì để tiết kiệm chi phí thường không khoan địa chất hoặc chỉ tham khảo một số công trình gần đó rồi tiến hành ép cọc.
Công trình nhà cao tầng trên nền đất yếu không sử dụng hình thức ép cọc bê tông
Công trình nhà cao tầng trên nền đất cứng
Đối với nền đất cứng, trong xây dựng thường chia thành hai trường hợp:
Thứ nhất, công trình nhà cao tầng trên nền đất cứng nguyên thuỷ chưa qua san lấp thường không sử dụng ép cọc. Một số công trình lớn cần tải trọng cao hơn sức chịu đựng của nền đất thì sẽ sử dụng hình thức khoan dẫn hoặc khoan nhồi.
Thứ hai, công trình nhà cao tầng trên nền đất cứng đã qua san lấp là những công trình khó nhận biết được có ép được cọc hay không. Thông thường, đất san lấp dự án, độ sâu tầng san lấp sẽ quyết định có nên ép cọc hay không. Nếu tầng san lấp có độ sâu nhỏ không sử dụng ép cọc mà đào đến tầng đất cứng rồi sử dụng các phương pháp móng khác.
Tin liên quan
Biện pháp tổ chức thi công là gì? Tất...
Để mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ nhất, đảm bảo tiến độ hay thậm chí là vượt mong đợi...
[Chia sẻ] Hướng dẫn biện pháp thi công...
Đào đất hố móng cho các công trình là một trong những hạng mục thi công đầu tiên, vô cùng...
Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây...
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ, chất...