Tìm hiểu biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kỹ thuật
news
Nhà liền kề hay còn gọi là nhà ống, nhà phố, là công trình kiến trúc có chiều ngang khá hẹp, nằm liền sát nhau. Đây cũng là lý do khiến việc thi công móng cũng có nhiều lưu ý đặc thù mà đơn vị thi công và chủ đầu tư cần phải nắm được. Thêm vào đó, thi công móng được xem là công đoạn quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình nhà liền kề. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp bạn tìm hiểu biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kỹ thuật.
1. Nhà liền kề là gì?
Nhà liền kề thường được xây dựng gần khu vực trung tâm thành phố
Nhà liền kề đang rất được ưa chuộng tại các khu đô thị, thành phố lớn. Đây là mô hình bao gồm những ngôi nhà có thiết kế độc lập nhưng kiến trúc giống nhau được xây dựng sát nhau trên một diện tích, tạo thành một dãy nhà trải dài. Diện tích cụ thể của từng ngôi nhà phụ thuộc vào số lượng và diện tích xây dựng.
Điểm đặc biệt của mô hình nhà liền kề chính là các hộ sử dụng chung một hệ thống điện, nước, giao thông, cơ sở hạ tầng chính. Nhà liền kề cũng thường được xây dựng gần khu vực trung tâm thành phố nhưng không nằm trên trục đường chính nên có không gian khá yên tĩnh.
2. Các loại móng nhà liền kề hiện nay
Các mẫu nhà liền kề thường được cấu tạo với 2 loại móng cơ bản là: móng nông và móng cọc.
Móng nông và móc cọc là hai loại móng thường được sử dụng khi thi công móng nhà liền kề
Móng nông là loại móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng Top-base… Ưu điểm của móng nông là thi công rất đơn giản, tốn ít chi phí và không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề. Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm là sức chịu tải kém, không xây được nhà nhiều tầng. Chính vì vậy với nền đất yếu, nếu xây nhà trên 4 tầng trở lên thì chúng ta không thể dùng móng nông.
Móng cọc là loại móng được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là móng cọc ép. Ưu điểm của chúng là chịu được tải trọng lớn, cho phép xây được nhà nhiều tầng. Hạn chế của hầu hết các mẫu móng cọc là dễ khiến nhà liền kề bị nứt, lún, bong nền, đội nền, chuyển dịch, đặc biệt là khi xây nhà trên nền đất cứng, đất sét.
3. Biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kỹ thuật
Biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kỹ thuật bao gồm:
Tuân thủ luật xây dựng
Luật xây dựng bao gồm những quy tắc được đặt ra, nhà thầu phải tuân thủ những quy tắc này để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cao khi đưa công trình thi công vào sử dụng. Những yếu tố về độ cao, khoảng cách cùng quyền lợi của các công trình xung quanh cần được chú trọng và không được phạm phải khi tiến hành.
Bên cạnh đó, trước khi thi công, đơn vị thi công cũng cần thực hiện khảo sát, đánh giá mặt bằng thi công như thiết lập các hồ sơ liên quan tới hiện trạng công trình xung quanh trước khi tiến hành thi công móng nhà liền kề.
Nếu có bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra trong quá trình thi công ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình, đơn vị thi công phải dừng thực hiện, chờ giám định bởi các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tình trạng gây thiệt hại lớn, chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện bồi thường theo pháp luật quy định.
Nhà thầu phải tuân thủ những quy tắc xây dựng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cao khi đưa công trình thi công vào sử dụng.
Đưa ra những giải pháp thiết kế an toàn
Các đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát mặt bằng để đưa ra biện pháp thi công móng nhà liền kề phù hợp nhất. Bởi tùy thuộc vào tính chất công trình, nền đất, khoảng cách,... mà sẽ có nhiều cách thi công khác nhau nhằm đạt được lợi ích cao nhất.
Để tối thiểu hoá những tình trạng ảnh hưởng đến công trình xung quanh, cơ quan có thẩm quyền cần theo dõi, giám sát chất lượng để kịp thời tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Chọn lựa phương pháp thi công hợp lý
Đưa ra phương pháp thi công hợp lý, phù hợp với tính chất công trình sẽ mang đến kết quả thi công hoàn thiện và tối ưu hơn. Nếu tiến hành thi công không phù hợp, bất kỳ tình trạng nào xảy ra khi tiến hành đào hố móng, ép cọc,.. mà không có biện pháp xử lý hiệu quả, sẽ dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau đó.
Xây dựng Hoà Bình vừa cung cấp cho các bạn độc giả biện pháp thi công móng nhà liền kề đúng kỹ thuật. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn độc giả sẽ có được những thông tin phù hợp trong toàn bộ quá trình xây nhà hoặc giúp bạn giám sát được quy trình thi công nhà liền kề của đơn vị thi công bạn thuê thực hiện.
Tin liên quan
Biện pháp thi công cọc ly tâm chuẩn...
Rất nhiều người vẫn thắc mắc các biện pháp thi công cọc ly tâm trong công trình được thực...
[Hướng dẫn] Biện pháp thi công kênh bê...
Kênh bê tông thường được áp dụng cho kênh chính, có vốn đầu tư lớn, việc tính toán thiết...
Công việc chỉ huy trưởng công trình là...
Cán bộ chỉ huy trưởng công trình có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, thực thi và...