Hướng dẫn cách tính thép dầm cơ bản nhất
news
Cách tính thép dầm có thể thực hiện máy móc theo các công thức toán học chuyên ngành hoặc dựa theo kinh nghiệm đối với người đã tham gia thi công xây dựng lâu năm. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ an toàn và yếu tố thẩm mỹ của nền. Dù là công trình lớn hay chỉ là nhà ở thông thường, công đoạn này cần phải được kiểm tra bởi người có am hiểu về ngành trước khi tiến hành thi công.
Công dụng của thép dầm trong xây dựng
Có thể bạn chưa biết, dầm là một kết cấu cơ bản trong xây dựng. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ, định hình và tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt của cột bê thông. 98% các loại dầm hiện nay đều được làm từ thép không gỉ và có độ uốn dẻo tốt. Ngoài ra, kích thước của thép khá đa dạng. Để ứng dụng đúng, người chịu trách nhiệm thi công không những phải hiểu mục đích bê tông được sử dụng mà cần phải biết rõ từng kích thước của thép sẽ phù hợp với loại bê tông nào.
Sau khi hiểu về dầm, giờ là lúc tìm hiểu sâu hơn về công dụng của việc tính toán thép dầm trước khi đúc bê tông phục vụ cho các cấu kiện của công trình.
- Nâng đỡ phần mái, sàn và các chi tiết cần điểm tựa trong công trình.
- Tạo khung xương vững chắc cho quá trình hoàn thiện nhà ở, tòa nhà cao tầng… Đồng thời kéo dài tuổi thọ của công trình xây dựng.
- Tăng yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà bằng các cột bê tông hiện đại và phù hợp với xu hướng.
Các loại chính góp mặt trong thi công
Phân loại dầm
Để dễ phân biệt, người thi công thường phân dầm thành hai loại chính sau đây:
- Dầm chính: có kích thước dao động từ 200 - 250mm, khoảng cách gần nhất của hai dầm chính trong cùng 1 không gian từ 4 - 6m. Thanh dầm này chịu trách nhiệm về khả năng nâng đỡ cho toàn bộ cấu kiện, thường đặt nằm ngang hoặc dọc tùy khi thiết lập sàn, mái, cầu…
- Dầm phụ: tất cả các thanh dầm còn lại trừ dầm cây dầm có kích thước lớn nhất đều gọi là dầm phụ. Loại dầm này sinh ra với mục đích phân tán lực, hỗ trợ dầm chính bằng cách đặt xung quanh chúng.
Bên cạnh 2 loại dầm này, trong xây dựng còn đặt tên nhiều loại dầm khác tùy vào công dụng như: dầm sàn, dầm chữ I, dầm chữ V, dầm cơ bản…
Cách tính thép dầm đơn giản nhất hiện nay
Tính số lượng dầm chủ yếu để xác định tiết diện thép cần sử dụng và đánh giá độ vững chắc của công trình sắp thi công.
1/ Công thức tính tiết diện thép đơn giản.
- Bước 1: Xác định momen cần tính.
- Bước 2: Thiết lập thông số cốt thép (Rs) và cường độ nén Rb.
- Bước 3: Tính số lượng dầm cần thiết. Gọi chiều rộng là b, chiều cao là h, bán kính tiết diện là a và bán kính bê tông là h0. Ta có công thức tính như sau:
Tính thép dầm dựa vào tiết diện thép
- Bước 4: Kiểm định thông số lần cuối xem có đúng với thực tế không trước khi tiến hành xây dựng.
2/ Cách tính thép dầm dựa vào khả năng chịu lực
Tương tự với cách tính thép dầm theo tiết diện nhưng có sự thay đổi về công thức tính ở bước 3.
- Bước 1: Xác định momen cần tính.
- Bước 2: Thiết lập thông số cốt thép (Rs) và cường độ nén Rb.
- Bước 3: Tính toán thép dầm dựa vào cấu kiện.
Gọi chiều rộng là b, chiều cao là h và bán kính bê tông là h0. Ta có công thức tính khả năng uốn cong của tiết diện như sau:
[M] = min(MC , MT) = min(RscA’s(h0 – a’), RsAs(h0 – 0.5xo) + Rbbxo(h0 – 0.5xo))
- Bước 4: Kiểm định thông số lần cuối xem có đúng với thực tế không trước khi tiến hành xây dựng.
Tóm lại, cách tính thép dầm khá cơ bản, công thức không quá rắc rối, chỉ cần người thi công đã định hướng trước kỹ thuật và thiết kế của công trình đã có thể hình dung tổng quát. Với những người giàu kinh nghiệm, chỉ cần nhìn vào số liệu có thể đoán được công thức tính có phù hợp với thực tế hay không thay vì mất thời gian thử nghiệm.
Tin liên quan
Trọn bộ mẫu Nội quy công trường xây...
Đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công nhân làm việc tại các công trường, khu công...
Ngành học cấp thoát nước – học gì,...
cung cấp nước sạch phục vụ cho người dân đang được coi là một vấn đề cấp thiết. Cùng...
Biện pháp thi công ốp đá granite cần...
Có thể nói, đá granite là cái tên được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng cho công trình...