Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công
news
Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công công trình là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Vậy làm thế nào để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình.
1. Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công là gì?
Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 25 Nghị định 46/2015/NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình.
Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình
Theo đó nhà thầu thi công công trình xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng phải lập và thông báo cho chủ đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu.
Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.
2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình trong hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình lên chủ đầu tư những nội dung sau để đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng nhà thầu thi công công trình hiệu quả.
-
Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
-
Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
-
Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
-
Các nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng.
-
Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan,
-
Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng.
-
Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Nhà thầu thi công có trách nhiệm thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.
he-thong-quan-ly-chat-luong-cua-nha-thau-thi-cong-3
-
Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
-
Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
-
Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).
-
Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.
-
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
-
Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
-
Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
-
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
-
Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.
3. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được lập như thế nào?
Nhiều nhà thầu thi công xây dựng có xu hướng lựa chọn hình thức ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn lập hệ thống quản lý chất lượng để được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000.
Nhiều nhà thầu thi công xây dựng có xu hướng lựa chọn hình thức ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn lập hệ thống quản lý chất lượng
Loại hệ thống này là hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và được quốc tế thừa nhận. Nếu tự lập theo kinh nghiệm quốc tế thì hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống điều hành từ Tổng Công ty xuyên suốt đến công trường để khẳng định rằng nhà thầu có đủ tin cậy để kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong suốt quá trình thi công xây dựng.
Mô hình hệ thống quản lý chất lượng tùy thuộc vào tổ chức của nhà thầu bao gồm:
Tại Tổng công ty
-
Phải có lãnh đạo của Tổng Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng;
-
Phải có Bộ phận (phòng hoặc ban) giúp Tổng Công ty về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bộ phận này có trách nhiệm:
- Xây dựng chính sách chất lượng và quy chế bảo đảm chất lượng của Tổng Công ty đến các công trường;
- Soạn thảo để Tổng Công ty ban hành các văn bản điều hành quản lý chất lượng;
- Lập sổ tay chất lượng chung cho toàn Tổng Công ty bao gồm: Trình tự kiểm tra và các mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ các công tác xây dựng, phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.
- Tiếp nhận báo cáo của các công ty theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo lãnh đạo;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các công ty thành viên để báo cáo lãnh đạo xử lý.
Tại Công ty thành viên
-
Phải có lãnh đạo Công ty phụ trách công tác quản lý chất lượng.
-
Phải có Bộ phận giúp Công ty công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bộ phận này có trách nhiệm:
- Xây dựng để Công ty ban hành quy chế với các tiêu chí chất lượng cho từng công trình;
- Phổ biến chính sách chất lượng và quy chế của Tổng Công ty;
- Huấn luyện cho mọi người sử dụng thành thạo sổ tay chất lượng;
- Theo dõi, kiểm tra nội bộ công ty định kỳ, đột xuất hoặc thường xuyên tình hình chất lượng công tác xây dựng;
- Giúp lãnh đạo Công ty kịp thời nắm được tình hình chất lượng các công trường và duy trì hệ thống sau khi đưa vào thực hiện:
- Tham gia kiểm tra và nghiệm thu các công việc thực hiện tại công trường.
- Tổng hợp báo cáo tình hình chất lượng của các công trường để Công ty báo cáo với Tổng Công ty theo quy định.
Tại công trường
-
Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động tại công trường về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
-
Phải có cán bộ kỹ thuật giúp chỉ huy trưởng thực hiện các việc sau:
- Phổ biến quy định về quản lý chất lượng tại công trường;
- Hướng dẫn công tác đảm bảo chất lượng của từng công việc xây dựng;
- Đề xuất giải pháp và các yêu cầu đảm bảo chất lượng;
- Soạn các tài liệu về an toàn lao động giao cho các đội trưởng, tổ trưởng và người lao động;
- Theo dõi kiểm tra và báo cáo chỉ huy trưởng công trường để báo cáo tình hình chất lượng tại công trường với Công ty theo quy định.
Trên đây là những thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp về hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu xây dựng cũng như cách thiết lập hệ thống này một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, độc giả đã có những kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tiễn quá trình thi công xây dựng.
Tin liên quan
[Tư vấn] Các biện pháp thi công tầng...
Nhà phố thường gặp những hạn chế về diện tích, vì thế gây khó khăn trong việc thiết kế...
Hướng dẫn bố trí thép đà kiềng và...
Bố trí thép đà kiềng là một trong các kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng. Công dụng...
Kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng tiêu...
Lát gạch nền nhà là một trong những công đoạn “khó nhằn” nhất trong quá trình hoàn thiện...