Cấu tạo móng gạch và quy chuẩn của loại móng này
news
Móng gạch trong xây dựng nhà đang là biện pháp tương đối phổ biến tại Việt nam. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ cung cấp cho độc giả thông tin liên quan đến cấu tạo móng gạch, quy chuẩn và trường hợp được sử dụng móng gạch trong thi công xây dựng. Tham khảo ngay nhé!
1. Móng gạch là gì?
Móng gạch thường được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà dân.
Trước khi tìm hiểu cấu tạo móng gạch và các thông tin liên quan, bạn cần hiểu được định nghĩa móng gạch là gì.
Móng gạch là một trong những loại móng xây dựng sử dụng cho công trình công nghiệp và dân dụng. Loại móng này sử dụng gạch là vật liệu chính đúng như tên gọi. Móng gạch thường được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà dân. Lý do bởi loại móng này phù hợp với kỹ thuật xây thủ công, sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương với chi phí tiết kiệm.
2. Cấu tạo móng gạch cần đảm bảo những gì?
Cấu tạo móng gạch cần đảm bảo những yếu tố sau:
-
Chiều rộng đỉnh móng gạch phải xây rộng hơn kết cấu bên trên ( chân tường hoặc chân cột) một cấp, ví dụ như tường 220mm thì đỉnh móng phải rộng 335mm.
-
Chiều rộng đáy móng phải >500mm
-
Móng gạch cần chiều sâu chứ không cần chiều rộng.
-
Chiều cao mỗi bậc móng lấy theo chiều dày 2- 3 hàng gạch
-
Lấy chiều cao các bậc là 70- 140 – hoặc lấy đều là 140. Chiều rộng trung bình mỗi bên rộng ¼ chiều dài của viên gạch.
-
Loại gạch làm móng: Phải sử dụng gạch đặc không có lỗ, làm bằng đất sét nung, sử dụng gạch loại tốt, không sử dụng gạch siêu nhẹ hoặc các loại gạch không nung khác. Gạch xây móng phải có mac>75.
-
Vữa sử dụng làm móng gạch: Móng gạch xây bằng vữa xi măng- cát hoặc vữa tam hợp
3. Trường hợp nào cần sử dụng móng gạch trong thi công xây dựng?
Tuyệt đối không sử dụng móng gạch khi nền đất có công trình xây dựng yếu.
Bạn có thể sử dụng móng gạch cho công trình của mình khi nền đất tốt. Cụ thể, bạn có thể sử dụng móng gạch khi xây dựng nhà cấp 4, hoặc nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Móng gạch xây thích hợp với điều kiện thủ công, gạch sẵn và rẻ. Chính vì thế mà móng gạch phù hợp xây dựng cho những vùng đồng bằng, địa chất đất nền tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm được chi phí xây dựng cho việc thi công và đào móng.
Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm…. tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.
Khi xây nhà bằng móng gạch, bạn không nên xây quá 2 tầng. Móng gạch chỉ có thể chịu được áp lực 15 tấn/m2. Nếu cố quá thì gây ra lún sập, rạn nứt.
Bề rộng đáy móng B<1,5m thì sử dụng móng gạch càng làm tăng tính kinh tế. Còn nếu B>1,5m thì cần đến bê tông cốt thép. Hơn nữa xây dựng trên diện tích đất lớn sẽ gây ra lãng phí gạch.
Bạn tuyệt đối không sử dụng móng gạch khi nền đất có công trình xây dựng có nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sự chịu tải. Khi tiến hành xây dựng, đất nền dễ biến dạng khiến công trình không thể xây dựng hoặc không thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Do đó, khi phải chịu một lực tải bên trên công trình, nền đất sẽ bị lún.
Nếu bạn tiếp tục thi công công trình sẽ dẫn đến các hậu quả như sụt, lún, nứt, thậm chí là đổ sập hoàn toàn công trình. Do đó, móng gạch tuyệt đối không được sử dụng trong công trình thi công trên nền đất yếu. Bạn phải tính toán và gia cố móng phù hợp với hiện trạng đất của chủ đầu tư, gia chủ, hoặc gia đình mình.
Nhìn chung, đối với những công trình nhà ở, xây dựng đơn giản với quy mô nhỏ, chi phí không lớn chẳng hạn các công trình nhà ở trọn gói 1 tầng, nhà 2 tầng thường được sử dụng móng gạch trong thi công và xây dựng. Xây dựng Hoà Bình vừa cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan đến cấu tạo móng gạch, quy chuẩn và trường hợp được sử dụng loại móng này.
Tin liên quan
Tổng thầu là gì ? Từ A-Z về tổng...
Trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình, người ta vẫn thường nghe nhắc tới khái niệm...
Có nên xây tầng hầm để xe khi xây nhà...
Với việc diện tích xây dựng ngày càng thu nhỏ nên khi thiết kế nhà ở, gia chủ đều mong...
Tìm hiểu quy trình thi công và nghiệm thu...
Có thể nói, cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp giúp cho công trình tăng độ bền theo...