Tìm hiểu biện pháp thi công cáp ngầm trung thế
news
Bạn vẫn đang muốn tìm hiểu về biện pháp thi công tuyến cáp ngầm trung thế? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu thôi!
1. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị trước khi thi công cáp ngầm trung thế vô cùng quan trọng
Đối với công tác chuẩn bị khi thi công cáp ngầm trung thế, đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát kiểm tra kỹ địa hình thực tế của tuyến; lựa chọn phương án xử lý tối ưu cho từng điểm chướng ngại cũng như đánh dấu và vạch tuyến chính xác, phân đoạn đào hợp lý cho từng tổ thi công.
Tiếp theo, nhà thầu cần liên hệ với Ban quản lý dự án để đăng ký lịch thi công, hoàn thiện thủ tục đăng ký đào mương kéo rải hệ thống cáp ngầm.
Bên cạnh đó, nhà thầu cũng cần gửi thông báo tới Tư vấn giám sát về lịch thi công để tư vấn giám sát có kế hoạch chi tiết theo dõi quá trình thi công.
Cuối cùng, đơn vị thi công cần chuẩn bị kho bãi, lán trại và tập kết vật tư vật liệu phục vụ thi công.
2. Đào mương cáp và thi công kéo rải cáp
Công đoạn đào mương cáp và thi công kéo rải cáp bao gồm những bước chi tiết sau:
-
Phân ra thành nhiều ca khác nhau để hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại và tiến độ thi công của các nhà thầu khác trong khu dự án.
-
Sử dụng phương pháp thi công hoàn toàn bằng thủ công khi đào mương cáp, dụng cụ thi công chủ yếu là cuốc chim, choòng, xà beng, thuổng, xẻng đào, xẻng xúc... Trong trường hợp đào qua đường thì đơn vị thi công cần sử dụng máy cắt bê tông chuyên dụng, khoan phá bê tông để dỡ bỏ các lớp kết cấu xây dựng cứng trên bề mặt, sau đó tiếp tục tiến hành đào bằng thủ công như trên.
-
Quá trình vận chuyển đất đá phải được tiến hành song song với việc đào mương cáp để tránh gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại và sinh hoạt của dân cư, việc bố trí phương tiện vận chuyển đất thải ra khỏi phạm vi công trường ra bãi tập kết được thực hiện bằng thủ công như xe cải tiến,…
Khi ra cáp thủ công thi dọc đường ra cắp phải đặt các con lăn đỡ cáp để đảm bảo cáp trượt nhẹ nhàng, tránh để cáp cọ xát hay bị kéo trượt trên đường nhựa, vật cứng nhọn,...
-
Sau khi được tư vấn giám sát xác nhận hào cáp đã đào đạt kích thước yêu cầu, tiến hành rải lớp cát đệm lót phía dưới cáp dày 100mm và đầm chặt bằng máy đầm rồi tiến hành lắp đặt ống HDPE 195/150 lên trên, ống HDPE được rải ở độ sâu 0,8m;
-
Bố trí mễ ra cáp tại vị trí hợp lý, dùng cẩu đặt cuộn cáp lên mễ và kéo cáp bằng thủ công dọc theo tuyến cáp trong ống HDPE 195/150; Toàn bộ giá, trục đỡ, bộ phanh… phải được kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
-
Khi ra cáp thủ công thi dọc đường ra cắp phải đặt các con lăn đỡ cáp để đảm bảo cáp trượt nhẹ nhàng, tránh để cáp cọ xát hay bị kéo trượt trên đường nhựa, vật cứng nhọn,... làm xây xát đến vỏ ngoài của cáp
-
Khi rải cáp cần chú ý phải ra theo đúng chiều mũi tên ghi trên lô cáp;
-
Tại chỗ cáp đổi hướng bán kính cong lượn của cáp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật > 0,6 m.
-
Toàn bộ cáp trên tuyến được luồn trong ống nhựa HDPE 195/150, đặt ở độ sâu > 0,8m. Khi luồn cáp trong ống cần thận trọng tránh làm tổn hại vỏ bọc của cáp;
-
Trong trường hợp đi giao chéo với đường ống nước, cáp phải được đặt bên dưới và đảm bảo khoảng cách giữa cáp và đường ống nước là > 0,5m.
-
Khoảng cách giữa 2 cáp điện lực đặt song song là > 0,25m. Trường hợp đi song song với đường cáp thông tin phải đảm bảo giữa chúng là > 0,5m. Trường hợp giao chéo với cáp thông tin thì cáp lực phải đặt bên dưới và luồn trong ống thép, khoảng cách giữa 2 cáp là > 0,25m;
-
Khoảng cách ngang từ cáp tới các công trình xây dựng > 1m;
-
Làm đầu cáp:
-
Dỡ hòm thiết bị, kiểm tra số lượng vật liệu có trong hòm xem có đủ và đúng quy cách như trong bảng kê kèm theo không.
-
Đưa đầu cáp lên vị trí làm hộp đầu cáp đo chiều dài. Xác định kích thước cần thiết của đầu cáp, có thể bỏ đoạn thừa.
-
Xác định chiều dài lớp vỏ bảo vệ bên ngoài cáp cần bóc bỏ (theo catalog của đầu cáp cụ thể)
-
Cưa cắt loại bỏ đoạn vỏ cáp
-
Tách các lõi cáp
-
Đấu nối hộp nối cáp theo đúng yêu cầu kỹ thuật và Catalog hướng dẫn.
-
3. Sau khi thi công cáp ngầm trung thế
Sau khi rải cáp xong, đơn vị thi công tiếp tục rải 1 lớp cát đệm dày 300mm lên trên và đầm chặt, lấp đất mịn dày 300mm, dải băng báo hiệu tuyến cáp, lấp đất mịn lên trên đầm chặt dày 200mm.
Trong đất lấp hào cáp không được có gạch đá, cấu kiện xây dựng, rác rưởi, chất thải hữu cơ. Cuối cùng, đơn vị thi công hoàn trả mặt bằng thi công, hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu.
Trên đây là biện pháp thi công cáp ngầm trung thế được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được nhằm giúp các bạn độc giả có một cái nhìn toàn diện nhất về loại hình này.
Tin liên quan
Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây...
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ, chất...
Định mức xây dựng là gì? Có những...
Trong lĩnh vực quản lý chi phí, chúng ta thường hay gặp khái niệm “định mức” như định...
Biện pháp thi công tường vây phổ biến...
Biện pháp thi công tường vây đang rất được quan tâm và áp dụng phổ biến trong xây dựng các...