Tìm hiểu biện pháp thi công tầng hầm hiệu quả, tiết kiệm thời gian
news
Sẽ không dễ dàng để thi công tầng hầm nếu nhà thầu và đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm và chuyên môn về hạng mục này. Và nếu không đảm bảo độ chính xác về kỹ thuật, công trình có thể gặp những sự cố vô cùng nghiêm trọng sau khi đưa vào sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn độc giả tìm hiểu biện pháp thi công tầng hầm hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tham khảo ngay nhé!
1. Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên
Đây là phương pháp thi công tầng hầm truyền thống, áp dụng cho các chiều sâu hố đào không lớn.
Phương pháp thi công tầng hầm từ dưới lên là phương pháp thi công truyền thống, áp dụng cho các chiều sâu hố đào không lớn.
Theo phương pháp này, đơn vị thi công tiến hành đào hố đến độ sâu đặt móng. Sau khi đào xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành làm nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên, thi công theo phương pháp này thường gây ra mất ổn định thành hố đào.
Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau:
-
Ưu điểm:
-
Thi công khá đơn giản
-
Độ chính xác cao
-
Giải pháp kiến trúc và giải pháp kết cấu không quá phức tạp vì việc thi công phần ngầm cũng dễ dàng.
-
Xử lý chống thấm và lắp đặt mạng lưới kỹ thuật dễ dàng.
-
Nhược điểm: Dễ gây nguy hiểm cho các công trình lân cận, nhất là trong thành phố với các công trình xây chen. Thời gian thi công dài hơn các biện pháp khác.
2. Biện pháp thi công tầng hầm bằng phương pháp hầm mở
Phương pháp hầm mở cũng là một trong những biện pháp thi công tầng hầm hiệu quả.
Phương pháp này không đòi hỏi tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào. Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng được phương pháp này chính là tường bao tầng hầm phải chịu được tải trọng áp lực của đất và áp dụng công nghệ thi công cọc barrette.
Phương pháp này cũng có những ưu điểm và tồn tại những hạn chế nhất định:
-
Ưu điểm:
-
Phương pháp này thi công khá đơn giản
-
Vật liệu sử dụng(làm dầm, xà ngang, cột chống) có thể thu hồi sau khi thi công.
-
Nhược điểm: Chiếm nhiều không gian, diện tích trong hố đào có gây ảnh hưởng đến việc thi công.
3. Biện pháp thi công top-down
Phương pháp top-down được sử dụng trong trường hợp thời gian thi công tầng hầm bị kéo dài.
Phương pháp top-down được sử dụng trong trường hợp thời gian thi công tầng hầm bị kéo dài. Đơn vị thi công sẽ làm từ trên xuống, đồng thời làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc khỏi hành vừa đi lên trên, vừa tiến xuống dưới.
Các bước thi công từ trên xuống có thể tham khảo:
-
Bước 1: Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, như trong phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.
-
Bước 2: Đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm.
Phương pháp này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định:
-
Ưu điểm:
-
Tiến độ thi công nhanh chóng do tiến hành song song phần thân và phần ngầm.
-
Giải quyết được vấn đề chống thấm vách đất
-
Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn
-
Nhược điểm:
-
Có thể xuất hiện nhiều vết nứt trên kết cấu dầm sàn do kích thước lỗ mở lớn và thường giảm yếu độ cứng dầm sàn. Sự cố này gặp ở nhiều công trình tầng hầm.
-
Có thể tồn tại nguy cơ thủng tường vây gây sụp đổ
-
Có thể phải đối mặt với hiện tượng ngập úng khi thi công
Trên đây là biện pháp thi công tầng hầm phổ biến hàng đầu hiện nay được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn lựa chọn cho công trình của mình một biện pháp thi công tầng hầm phù hợp.
Tin liên quan
Công việc của chỉ huy phó công trình...
Chỉ huy phó là 1 vai trò hết sức quan trọng trong các dự án xây dựng đặc biệt là các dự án...
Bố trí cốt đai trong cột như thế nào...
Trong cấu kiện bê tông cốt thép cột, cốt đai có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cốt đai là...
Những điều bạn nên biết về giám sát...
Công trình muốn tiến hành suôn sẻ, thuận lợi thì việc đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng...