[Giải đáp] Thi công móng bè gồm những công đoạn nào?

news

Móng bè một phần quan trọng trong quá trình thi công công trình nhà cao tầng với kết cấu chịu lực cao. Đặc biệt với những công trình có nền đất yếu, móng bè sẽ là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Vậy thi công móng bè như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Xây dựng Hoà Bình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Móng bè là gì?

Móng bè được đánh giá là loại móng an toàn, có thể áp dụng trong nhiều công trình bởi có hiệu quả cao trong việc phân bố đều trọng lượng, tránh gây hiện tượng sụt lún.

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nền đất yếu, sức kháng nền yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu kết cấu bên dưới là tầng hầm, kho hoặc bể vệ sinh, bồn chứa hay hồ bơi. Móng bè thường được sử dụng ở những công trình nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao.

 

Móng bè được đánh giá là loại móng an toàn, có thể áp dụng trong nhiều công trình bởi có hiệu quả cao trong việc phân bố đều trọng lượng, tránh gây hiện tượng sụt lún. Các đơn vị thiết kế nên kết hợp gia cố nền đất bằng cọc từ tràm hoặc tre để đảm bảo nền đất được ổn định trước.

2. Thi công móng bè bao gồm những công đoạn nào?

Móng bè được thi công dựa trên những giai đoạn cơ bản như sau:

Giai đoạn chuẩn bị

Đơn vị thi công cần chuẩn bị chi tiết và đầy đủ, càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì việc thi công sẽ càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Giai đoạn này nhà thầy cần chuẩn bị chu toàn các công tác như:

 

  • Giải phóng mặt bằng.
  • San lấp mặt bằng.
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu, các loại máy móc thiết bị khi thi công xây dựng.

Đào đất hố móng

Công việc này xác định diện tích thi công theo bản vẽ công trình. Trên diện tích đất thi công đã được giải pháp và san lấp mặt bằng, nhà thầu cần tiến hành các công tác đào hố móng thi công. Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.

Đổ bê tông giằng móng

Bê tông trong giai đoạn này cần được trộn theo đúng quy chuẩn về chất lượng của từng thành phần cũng như được tiến hành đúng quy định về cách nhào trộn và chất lượng của bê tông đảm bảo chất lượng công trình.

 

Với móng bè, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20-30cm. Để có thể đảm bảo cho sự liên kết giữa các lớp bê tông với nhau, lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới bắt đầu đông kết.

Với móng bè, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20-30cm.

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Móng cần được bảo dưỡng sau khi đổ bê tông bởi tác động của thời tiết, môi trường có thể ảnh hưởng đến kết cấu móng. Móng cần được giữ ẩm, được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc và đủ ngày tuổi để tạo thành phẩm ổn định, chắc chắn nhất.

3. Một số lưu ý khi thi công móng bè

Khi thi công móng bè, các đơn vị thi công cần lưu ý một số điểm sau:

  • Điều chỉnh độ lún sao cho phù hợp bởi nếu độ lún không đều sẽ khiến cho chiều dày của móng bè thay đổi
  • Các cọc móng vô cùng trọng trong việc truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và vào nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên. Vì vậy, đơn vị thi công nên chú ý bố trí cọc trong đài thành nhóm hoặc riêng lẻ thuỳ theo hàng hay tuỳ theo cấu tạo của công trình để giảm áp lực lên nền ở đáy bè hoặc giảm nội lực trong bè một cách hiệu quả nhất.

 

Trên đây là một số thông tin về quá trình thi công móng bè được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Hy vọng thông qua bài viết này, các đơn vị thi công có thể nắm được những kiến thức cơ bản khi xây dựng loại móng này.

Tin liên quan