Cấu kiện là gì? Cấu kiện ứng dụng như thế nào trong xây dựng?
news
Cấu kiện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng hay công nghiệp. Việc nắm được cấu kiện là gì, phân loại của cấu kiện cũng như ứng dụng của chúng trong xây dựng có thể giúp doanh nghiệp tính toán và lựa chọn được các cấu kiện phù hợp với công trình đang thi công. Vậy cấu kiện là gì? Cấu kiện ứng dụng như thế nào trong xây dựng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình!
1. Cấu kiện là gì?
Cấu kiện là những bộ phận cơ bản được phân chia từ các kết cấu trong các công trình bê tông cốt thép hoặc công trình kết cấu thép. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành xây dựng. Các công việc liên quan đến cấu kiện như tính toán, đo lường các lực đỡ, nội lực, ngoại lực. Đồng thời tính đến một số tác động ngoại vi làm thay đổi kết cấu của công trình xây dựng.
Cấu kiện là những bộ phận cơ bản được phân chia từ các kết cấu trong các công trình bê tông cốt thép hoặc công trình kết cấu thép.
Các nhà thầu hay kiến trúc sư cần thực hiện tính toán chính xác các cấu kiện nhằm đảm bảo kết cấu của công trình liên kết chặt chẽ, an toàn và bền vững theo thời gian.
Bên cạnh đó, các cấu kiện ghép lớn hơn từ thép hình hay thép tấm riêng rẽ phải dùng đến các liên kết. Chúng được liên kết với nhau tạo ra một công trình hoàn chỉnh. Các liên kết phổ biến hiện nay như: liên kết hàn và liên kết bu lông, liên kết bằng bản mã,..
2. Phân loại cấu kiện
Có 4 loại cấu kiện trong xây dựng được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp dưới đây:
- Cấu kiện chịu uốn: Là loại cơ bản rất quan trọng được sử dụng rộng rãi và thường gặp nhất như: dầm, sàn, cầu thang.
- Cấu kiện chịu nén: Thường gặp trong các cột của khung nhà, trong thân vòm, thanh đà, Lực nén N tác dụng theo phương trục dọc của cấu kiện. Có 2 loại chính là chịu nén trung tâm và nén lệch tâm.
- Cấu kiện chịu kéo: Cấu kiện chịu kéo thường được gặp ở các thanh dàn chịu kéo, thanh treo và thanh căng của vòm thành bể chứa chất lỏng, bun ke, silo, ống dẫn áp,..
- Cấu kiện chịu xoắn: Thường gặp cùng với loại chịu uốn. Cột chịu lực ngang đặt cách trục 1 đoạn, dầm có liên kết với bản một phía, các xà ngang của khung biên đỡ các dầm theo phương vuông góc với liên kết cứng. Trong cấu kiện chịu xoắn sẽ xuất hiện các ứng suất kéo chính và ứng suất nén chính nghiêng góc 45 độ so với trục.
3. Ứng dụng cấu kiện trong xây dựng
Ứng dụng cấu kiện trong mái công trình
- Các dầm chính có chức năng theo chiều dài của khung nhà đỡ mái.
- Dui (rui) phần dầm phụ ở giữa đặt dọc theo chiều dốc mái, gối lên hệ thống hoành nhà.
- Mè là các dầm phụ nhỏ hơn, nó sẽ giao với rui. Phần kết cầu theo thứ tự hoành – dui – mè, cấu kiện này sẽ giúp đỡ mái công trình thêm cứng cáp hơn.
- Gạch màn là loại gạch đơn bằng đất nung, sử dụng phổ biến cho nhà kiểu gỗ.
- Ngói vảy rồng giúp nhà không bị dột, tránh nóng và đặc biệt là có thêm phần đất sét kẹp chính giữa.
Hình ảnh cấu kiện trong mái công trình
Ứng dụng cấu kiện trong nhà gỗ truyền thống
Phần khung của một căn nhà quan trọng nhất là cột, chúng đảm nhiệm vai trò chịu lực nén truyền từ các dầm hay xà xuống sàn và giữ cho nhà luôn vững chắc. Có những loại cột như sau:
- Cột cái: Đây là cột chính của nhà, ở hai đầu tạo 1 khoảng độ sâu cho không gian giữa.
- Cột con: là những cây cột phụ, nằm ở các đầu nhịp. Mái nhà càng dốc và đổ xuống thì ở đó sẽ xuất hiện cấu kiện cột phụ.
- Cột mái hiên: Đây là cột thường thấy ở 1 số công trình cổ, theo kiểu truyền thống. Bên hiên nhà, phía trước, phía sau sẽ dưng thêm cột hiên làm trụ.
Xà (dầm) là những giằng ngang chịu kéo và có nhiệm vụ liên kết các cột lại với nhau. Có nhiều loại xà nằm trong, ngoài hoặc vuông góc với khung xà. Các xà cơ bản:
- Xà hạ (xà đại): Liên kết tất cả các cột cái lại với nhau ở đỉnh đầu.
- Xà trên cột con: Liên kết cột quân của khung phần trên.
- Phần xà thượng: Nó liên kết với đỉnh cột chính. Song song tuốt theo chiều dài của ngôi nhà.
- Xà dưới cột con: tương tự như trên chỉ khác liên kết phần dưới cột quân.
- Xà hiên liên kết bộ khung lại 1 thể
- Còn 1 loại nữa là đòn dông: Phần xà trên nóc mái nhà.
Ứng dụng cấu kiện trong nhà thép tiền chế
Các công trình nhà thép tiền chế thường dùng các cấu kiện như: Cột, kèo, dầm, xà gồ,.. do đây là những cấu kiện được thiết kế đủ khả năng chịu lực và vượt được các nhịp lớn có thể đến 100m theo yêu cầu từ các nhà xưởng.
- Cột, kèo thường được thiết kế dạng thép chữ H hoặc cấu tạo dạng dàn, cột tròn. Đối với dầm thông thường sử dụng dầm chữ I, H, hộp…
- Xà gồ thép thường có dạng chữ C, Z … Bên cạnh đó, khoảng cách xà gồ từ 1m – 1,5m và liên kết với khung chính nhằm đỡ hệ mái tôn bên trên.
- Cấu kiện phụ – Giằng của nhà kết cấu thép là tăng khả năng liên kết, đồng thời đảm bảo tính ổn định của hệ thống kết cấu khung nhà thép tiền chế ở trong quá trình lắp dựng.
Trên đây là những thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp giúp giải đáp thắc mắc của các bạn độc giả cấu kiện là gì cũng như ứng dụng của cấu kiện trong xây dựng.
Tin liên quan
Tiêu chuẩn thiết kế chung cư thấp...
Chung cư thấp tầng đang là loại hình nhà ở có sức hấp dẫn rất lớn đối với cả nhà đầu...
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây...
Tham gia vào các hoạt động xây dựng, các đơn vị tổ chức luôn cần phải công khai năng lực...
Biện pháp thi công cọc ép hiệu quả...
Biện pháp thi công ép cọc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Làm thế nào để áp...