Tổng quan về khe nhiệt trong xây dựng
news
Khe nhiệt hay còn gọi khe co giãn, là thành phần chịu lực tốt nhất của bất kỳ kết cấu nào trong xây dựng. Nói cách khác, đây là thiết bị cho phép quá trình giãn nở và co rút do thay đổi nhiệt độ bên ngoài thời tiết. Khe nhiệt thường được ứng dụng trong xây dựng cầu, vỉa hè, nhà cao tầng… nhằm hạn chế vấn đề hỏng hóc, rò rỉ và nứt giữa các khớp nối. Vậy chi tiết khe nhiệt là gì, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau đây của Hòa Bình nhé!
Khe nhiệt là gì?
Tìm hiểu về khe nhiệt
Khe nhiệt hay còn gọi là khe co giãn được sử dụng trong xây dựng nhằm hạn chế xảy ra vấn đề do nhiệt tăng lên và giảm xuống, khiến các khớp nối trong khung xây dựng phân cách. Trong xây dựng tòa nhà, khe co giãn là phần tách biệt giữa các kết cấu, được thiết kế với mục đích giảm căng thẳng cho vật liệu xây dựng do chuyển động của tòa nhà gây ra không chỉ do thay đổi nhiệt độ mà còn rung lắc bởi gió và các địa chấn từ thiên nhiên.
Lý giải điều này là do các mặt tòa nhà, đường ống và tấm bê tông rất dễ hấp thụ nhiệt, vì vậy chúng dễ dàng bị co rút và giãn nở nhanh chóng khi thời tiết nóng lên hay lạnh dần. Ngoài ra, chúng rất dễ bị nứt dưới áp lực nếu không có các khe hở của khe co giãn trong các kết cấu xây dựng này.
Các loại khe co giãn thường được ứng dụng trong các công trình
Các loại khe nhiệt hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các công trình, khe nhiệt sẽ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại phục vụ cho một mục đích hoặc dạng thiết kế riêng, phổ biến nhất là:
- Khe nhiệt dạng răng lược: đây là loại được dùng nhiều nhất hiện nay. Khả năng chịu độ lệch của chúng lên đến 240mm và được thiết kế dưới hai dạng chủ yếu là cân & lệch. Ưu điểm của khe nhiệt dạng răng là lắp đặt & thay thế dễ dàng, tuổi thọ cao và sử dụng êm.
- Khe nhiệt ray trượt: có ưu điểm gần giống với khe nhiệt dạng răng nhưng loại này thường được sử dụng cho các công trình xây dựng cầu cống vì khả năng chuyển vị của nó lớn, dao động từ 160 - 640mm.
- Khe nhiệt cao su cốt thép: có khả năng chuyển vị thấp dưới 100mm và độ bền kém. Khe nhiệt này là sự kết hợp của cốt thép luồn cao su vào bên trong và đặt tại các vị trí công trình có độ lún cao.
- Khe nhiệt kim loại: được tạo nên từ chất liệu hợp kim nhôm và cốt thép, có khả năng chắn rác và bụi bẩn bám ở những tầng cao.
- Khe nhiệt bằng bê tông: dành cho các công trình cầu đường không đổ lớp nhựa dầu bên trên. Khe nhiệt bằng bê tông có độ co giãn nhất nhất trong tất cả các loại khe nhiệt hiện nay, chỉ cao không qua 40mm. Tuy nhiên, ưu điểm của loại này là tiết kiệm chi phí gia công.
Công dụng của khe nhiệt trong xây dựng
Tác dụng của khe nhiệt trong xây dựng
Tác dụng chính của khe co giãn trong các công trình là tạo khoảng hở và liên kết các khớp nối với nhau trong quá trình giãn nở và co lại vì sự thay đổi nhiệt độ, để giúp kết cấu thêm chắc chắn, nâng đỡ tốt và kéo dài tuổi thọ cho dự án. Tuy nhiên, muốn khe nhiệt hoạt động tốt, các kỹ sư cần tính toán chi tiết và phác thảo bản vẽ rõ ràng, đồng thời tìm hiểu nhiệt độ tại vị trí thi công có ổn định và có điểm gì bất thường không để có thể điều chỉnh phù hợp nhất.
Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến hỏng khe nhiệt
Chưa bàn đến các yếu tố khách quan, vẫn có nhiều yếu tố chủ quan đến từ bên xây dựng khiến cho khe nhiệt bị hỏng nhanh chóng, làm cho chất lượng công trình xuống cấp trầm trọng.
- Bị ăn mòn do thời gian sử dụng quá lâu hoặc không che chắn kỹ.
- Thiết kế và lắp đặt không đúng cách.
- Thiết bị gắn kết không đạt chất lượng.
- Bị tác động quá mạnh do ngoại lực hoặc áp suất từ tự nhiên….
Khe nhiệt là gì và những thông tin liên quan như công dụng, các dạng thường gặp… đã được Hòa Bình nêu chi tiết trong bài viết hôm nay. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn mới tìm hiểu về xây dựng hoặc đang tìm đối tác hợp tác cho dự án sắp tới của doanh nghiệp.
Tin liên quan
Kinh nghiệm chọn vật liệu xây nhà...
Khi xây nhà hẳn việc mà gia chủ lo lắng và quan tâm nhiều nhất, chính là làm thế nào để...
Hướng dẫn bố trí thép đà kiềng và...
Bố trí thép đà kiềng là một trong các kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng. Công dụng...
[Tìm hiểu] Biện pháp thi công top down 2021
Biện pháp thi công top down là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên,...