Cách chia cầu thang xoắn ốc trong xây dựng
news
Cách chia cầu thang xoắn là sự đo lường và phác thảo chi tiết các thông số & hình dạng thông qua bản vẽ chuyên ngành. Cầu thang xoắn ốc có nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn. Trong bài viết hôm nay, Hòa Bình sẽ nói chi tiết hơn về cách chia cầu thang xoắn dạng này trong các công trình công nghiệp và nhà ở.
Hướng dẫn cách chia cầu thang xoắn đơn giản
Cầu thang xoắn có thiết kế dạng trục uốn lượn theo chiều cao giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà hoặc công trình có không gian nhỏ. Với hình dạng độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao, cầu thang xoắn còn được xem là điểm nhấn/biểu tượng của ngôi nhà hiện đại.
Tuy nhiên, mục đích chính của cầu thang xoắn là tiết kiệm không gian nên đôi khi sẽ làm người di chuyển khó chịu vì chiều rộng khá hẹp và uốn cong, thậm chí trong vài trường hợp còn gây nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ. Do đó, cách chia cầu thang xoắn rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Dù cho có sự hỗ trợ của phần mềm BIM để đơn giản hóa và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, nhưng đôi khi vẫn dựa trên các kinh nghiệm thực tế.
Đối với kiểu thiết kế này, có 3 yếu tố người thực hiện cần quan tâm là:
- Tổng chiều cao theo phương thẳng đứng.
- Góc quay của cầu thang.
- Đường kính của cầu thang.
Trong đó, tổng chiều cao giúp đưa về khoảng cách giữa các tầng & nấc kế tiếp và đường kính được sử dụng để xác định góc quay của cầu thang.
Cách chia cầu thang xoắn ốc:
- Đầu tiên, phải xác định các lỗ thông tầng của cầu thang. Thông thường, cầu thang xoắn ốc có đường kính nhỏ hơn 100mm so với lỗ thông. Điều này giúp cho cầu thang có diện tích vừa gọn vẫn đảm bảo độ thoải mái cho người sử dụng.
Ví dụ: Nếu lỗ thông tầng của cầu thang có kích thước vuông là 2000 x 2000mm thì đường kính sẽ là 1900 x 1900 mm.
- Xác định chiều dài cầu thang xoắn. Để làm được điều này, các kiến trúc sư phải xác định điểm đầu, điểm cuối và góc quay của cầu thang, sau đó tính theo công thức: chiều dài của cầu thang xoắn = π (Pi) x bán kính x góc quay)/180.
Tính số Pi trong cách chia cầu thang xoắn
Tuy nhiên, sẽ có sự chênh lệch giữa chiều dài công thức và thực tế, vì thế, các kỹ sư thiết kế bản vẽ sẽ áp dụng thêm quy tắc ⅔ bằng cách xác định đường hữu ích để tính sai số chênh lệch. Cụ thể, sau khi xác định đường hữu ích, các kỹ sư sẽ sử dụng phương pháp tính toán chiều dài như cầu thang thông thường dựa vào định luật Blondel. Tuy nhiên, dung sai của cầu thang xoắn sẽ lớn hơn một chút so với cầu thang cơ bản.
Ví dụ: Nếu khoảng cách giữa các bậc thang là 3m và bán kính cầu thang xoắn là 100cm. Dựa vào cách bố trí cầu thang xoắn trong không gian, điểm đầu và điểm cuối của cầu thang sẽ nằm trên một đường thẳng, nghĩa là góc quay 360°. Khi chèn các giá trị trong công thức trước, tổng chu vi sẽ là 6,28m.
Dựa vào đường hữu ích sẽ có chiều dài công thức bằng 4,18m. Nếu cho số bậc thang là 15 sẽ thu được khoảng cách là 27cm và 20cm lần lượt là bậc nằm và bậc đứng. Cuối cùng, dựa vào định luật Blondel sẽ có tổng số 67.
Theo công thức, bán kính bằng 70cm là tối ưu nhất cho cầu thang xoắn kể cả không gian lẫn độ an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế lại hoàn toàn khác, đôi khi không gian nhà quá rộng, nếu cách chia cầu thang xoắn quá bé sẽ khiến tính thẩm mỹ giảm đi ít nhiều, đồng thời với ngôi nhà có nhiều trẻ em hoặc người nhà cũng sẽ khó khăn. Vì vậy, dựa vào tình hình mà các kiến trúc sư sẽ dao động từ 70 - 80cm.
Dựa vào tính thực tế để đưa ra chiều rộng hợp lý cho cầu thang xoắn
Với các thông số và công thức được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã phần nào hiểu hơn về cách chia cầu thang xoắn trong các công trình. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến xây dựng cần giải đáp hãy liên hệ với Hòa Bình qua Hotline: 028. 3932 5030.
Tin liên quan
Hướng dẫn cách đo khối lượng cát...
Cát trên mặt đất ngày càng hao kiệt và ngày càng tăng cao về giá thành đã thúc đẩy cát ở...
Khi thi công thì hàm lượng cốt thép...
Hàm lượng cốt thép hợp lý trong dầm là bao nhiêu? Nó có tiêu chuẩn hay không hay là dựa các...
Hòa Bình - Công ty xây dựng tốt số 1...
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình dường như là cái tên đã quá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng...