Kỹ năng viết CV cho dân xây dựng để “đánh bại” nhà tuyển dụng
news
Bạn là sinh viên xây dựng vừa mới ra trường hay bạn là một kỹ sư đang muốn tìm kiếm công việc phù hợp, lương cao? Dù ở vị trí như thế nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ năng viết CV để “đánh bại” nhà tuyển dụng!
Bạn là sinh viên xây dựng vừa mới ra trường hay bạn là một kỹ sư đang muốn tìm kiếm công việc phù hợp, lương cao? Dù ở vị trí như thế nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ năng viết CV để “đánh bại” nhà tuyển dụng!
Thông tin cá nhân
Bạn nên nêu rõ họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ. Email cần phải nghiêm túc, tốt nhất là bằng tên thật của bạn, tránh sử dụng những email quá cũ hay tên không phù hợp ví dụ như ngoinhahoahong_9x@gmail.com, nhoccontinhnghich@gmail.com,...
Ảnh đại diện cần rõ ràng, chính diện, chất lượng hình ảnh sắc nét, không dùng ảnh selfie hay ảnh đi chơi du lịch,…ảnh cần thể hiện sự nghiêm túc, có thể nền xanh hoặc trắng.
Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần phải nêu ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Ngoài ra, mục tiêu đó còn phải thực tế với công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển, phù hợp với năng lực của bản thân, tránh viết chung chung, đại khái. Ví dụ mục tiêu hiện tại của bạn là kỹ sư xây dựng, sau đó 1-2 năm tích lũy kinh nghiệm và năng lực phấn đấu lên vị trí quản lý dự án,…Như vậy đồng thời cũng thể hiện bạn là con người luôn cầu tiến trong công việc.
Kinh nghiệm làm việc
Đây là phần quan trọng của CV ngành xây dựng, giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan nhất về bạn. Tại mục này, nhiều người thường nghĩ càng nêu nhiều kinh nghiệm càng tốt, nhưng thực tế không phải vậy. Hãy chọn ra những dự án bạn đã làm ở những công ty có tên tuổi, thời gian gắn bó lâu, sắp xếp những công việc theo trình độ thời gian từ mới nhất đến cũ nhất. Chú ý chọn lọc công việc thực sự liên quan đến ngành xây dựng, tránh lan man, dài dòng. Đối với sinh viên mới ra trường thì sao? Kinh nghiệm lúc này chính là những hoạt động ngoại khóa, những dự án bạn tham gia trong nhà trường. Do vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội để tăng vốn tích lũy cho bản thân nhé.
Bạn nên nhớ rằng, xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn rất cao, nên việc nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm là quan trọng nhất, sau đó mới đến kỹ năng. Nếu bạn có một tấm bằng tốt nghiệp loại Khá, Giỏi ở những trường Đại học danh tiếng như Đại học Xây Dựng, Đại học Kiến Trúc,…thì đó là điểm cộng rất tốt, tuy nhiên nếu không được như vậy thì những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được cũng giúp bạn có thêm lợi thế đối với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng
Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển sẽ có những yêu cầu về kỹ năng khác nhau, một số kỹ năng cơ bản bạn cần có như sau :
-
Thành thạo tin học văn phòng cơ bản World, Excel,…
-
Có ngoại ngữ là một lợi thế, đặc biệt là tiếng Anh.
-
Nắm vững các phần mềm chuyên ngành như Sketchup, Auto CAD, Revit, Plaxis, Safe,…
-
Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhanh nhẹn, thuyết trình, báo cáo tốt,…cũng là điều cần phải có.
Giải thưởng, thành tựu ( nếu có )
Bạn cũng có thể tạo điểm nhấn cho CV của mình bằng các giải thưởng, giấy khen thành tựu ( nếu có ). Cũng cần lưu ý là các giải thưởng này phải có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, có ý nghĩa với bản thân hoặc mang lại lợi ích cho dự án.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các ứng viên xây dựng có được một bản CV chuyên nghiệp, tạo ấn tượng đặc biệt đối với nhà tuyển dụng.
Tin liên quan
Mô tả công việc quản lý dự án xây...
Việc nắm vững mô tả công việc quản lý dự án xây dựng sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng...
Kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm...
Trong lĩnh vực xây dựng, thi công cấp phối đá dăm đã không còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên,...
Nhà thầu xây dựng là gì? Tìm hiểu các...
Bạn nên lựa chọn ai để xây dựng ngôi nhà hay công trình của bạn? Tuy đã có một bản thiết...