Công việc của kỹ sư gíám sát hiện trường
news
Phần lớn các bạn khi bước chân vào nghề xây dựng thường sẽ phải trải nghiệm qua công việc giám sát. Vậy công việc giám sát hiện trường là gì nó có thực sự vất vả như nhiều người nghĩ không. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau
Hiện nay, công việc giám sát thi công tại hiện trường không chỉ được xem như hành động theo dõi tiến độ, giám sát quá trình xây dựng của các gia chủ hay chủ thầu mà nó được xem như một ngành nghề chính thức. Vì là một nghề còn khá mới nên vẫn có nhiều chưa hiểu rõ về công việc này. Vậy hãy cùng tìm hiểu công việc của kỹ sư giám sát hiện trường là gì và làm sao để trở thành một kỹ sư giám sát hiện trường giỏi nhé.
Công việc của kỹ sư giám sát hiện trường là gì?
Kỹ sư giám sát hiện trường là những người chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát chất lượng và khối lượng của công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Bên cạnh đó, công việc này còn yêu cầu đảm nhiệm cả việc theo dõi tiến độ dự án và vấn đề an toàn cho người lao động. Tất cả nhằm tạo ra công trình có chất lượng tốt nhất, đúng thời hạn và hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí.
Nghe tên công việc có vẻ khá đơn giản nhưng để làm tốt đòi hỏi người trong nghề phải có những kiến thức, am hiểu nhất định về quá trình khởi công, thi công xây dựng các công trình và thường có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật đảm nhiệm. Công việc giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm:
-
Giám sát các điều kiện quy định một cách chặt chẽ: Mỗi dự án trước khi thi công thường sẽ có những điều kiện quy định đã được thỏa thuận bởi chủ đầu tư và nhà thầu. Và điều đầu tiên một kỹ sư giám sát cần nắm là theo dõi các điều kiện đó xem cả hai bên có thực hiện đúng hay không. Những điều kiện này thường bao gồm:
+ Chi phí mua vật liệu xây dựng, chi phí xây dựng thiết kế và thi công.
+ Tiến độ dự án.
+ Số lượng công nhân viên, các loại bảo hiểm cho công nhân viên (bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm an toàn lao động,…).
-
Kiểm tra năng lực của nhà thầu: Một trong những yếu tố quan trọng giúp công trình đạt chất lượng là nhà thầu phải là người có kinh nghiệm quản lý đội ngũ thi công xây dựng, đồng thời cũng người đưa ra kinh phí, báo giá các vật liệu. Tựu chung lại, công việc của kỹ sư ở khâu này là:
+ Kiểm tra năng lực của từng người trong đội ngũ thi công cũng như giám sát chặt chẽ các thiết bị, máy móc, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đầu vào để phục vụ công trình.
+ Kiểm tra và quản lý chất lượng công trình nhà thầu đang thực hiện.
+ Giám sát và kiểm tra thông tin giấy phép xây dựng để đảm bảo các loại máy móc, thiết bị đạt yêu cầu về chất lượng.
+ Kiểm tra và ghi nhận phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cũng như các sản phẩm xây dựng phục vụ cho công trình.
-
Kiểm tra, giám sát chất lượng của vật liệu xây dựng: Yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng công trình là chất lượng của vật liệu xây dựng. Vật liệu càng tốt, công trình càng vững chắc, bền bỉ và ngược lại. Vì vậy, các kỹ sư công trình khi thực hiện công việc giám sát cần phải:
+ Kiểm tra chất lượng của các nhà sản xuất, đánh giá sự uy tín, đồng thời chú trọng đến kết quả thí nghiệm chất lượng của các vật tư, kết cấu kiện có phù hợp với tiêu chuẩn chung hay không.
+ Trong trường hợp nghi ngờ về chất lượng, kỹ sư và chủ đầu tư cần bắt tay vào kiểm tra trực tiếp nguyên vật liệu để tránh xảy ra các rủi ro khi thực hiện xây dựng cũng như sau thời gian hoàn tất dự án.
-
Giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình thi công: Việc giám sát sẽ đảm bảo công trình được thi công theo đúng tiến độ, đúng cam kết tiêu chuẩn chất lượng và có thể nắm bắt nhanh chóng các tình huống và vấn đề phát sinh, từ đó xử lý kịp thời. Các kỹ sư sẽ cần chú ý:
+ Theo dõi chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.
+ Các kết quả kiểm tra phải được ghi rõ ràng vào biên bản và nhật ký thực hiện công trình.
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công của dự án.
+ Tiến hành nghiệm thu công trình.
+ Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, vật liệu, thiết bị, máy móc, từng hạng mục và hoàn thành công trình xây dựng.
+ Báo về chủ đầu tư khi phát hiện sai sót để có thể chỉnh sửa kịp thời.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục nếu có nghi ngờ về chất lượng.
+ Phối hợp và chủ trì với các bên có vướng mắc, giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn phát sinh trong và sau khi thực hiện.
Làm sao để trở thành kỹ sư giám sát hiện trường giỏi?
Để trở thành một kỹ sư giám sát hiện trường giỏi, ngoài việc nắm chắc các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, bạn cần phải:
-
Có khả năng tổ chức, quản lý tốt, bởi các đầu việc rất nhiều, nếu không sắp xếp tốt có thể bạn sẽ bị quên, bị rối, làm sai dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng
-
Có khả năng giao tiếp tốt, năng động và sáng tạo.
-
Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
-
Có khả năng làm việc ở cường độ cao và chịu áp lực tốt.
-
Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm cần thiết khác phục vụ công việc
Như vậy, có thể thấy được công việc giám sát công trình xây dựng không chỉ đơn giản là theo dõi, quản lý công trình mà phải làm rất nhiều việc khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo cho công trình dự án đạt chất lượng tốt nhất, chủ đầu tư nên sử dụng loại hình dịch vụ giám sát thi công xây dựng từ các Công ty uy tín.
Tin liên quan
Tỷ lệ hợp đồng nhà thầu chính -...
Khi thực hiện các công trình một bộ phận không thể thiếu, đáp ứng được toàn bộ hệ...
Tư vấn thi công sàn Uboot đúng chuẩn
Sàn Uboot, sàn 3D Panel Vro, sàn bóng được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng hiện nay. Trong 3...
Tổng quan về khe nhiệt trong xây dựng
Khe nhiệt hay còn gọi khe co giãn, là thành phần chịu lực tốt nhất của bất kỳ kết cấu nào...