Xác định vai trò của nhà thầu xây dựng và trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
news
Một công trình xây dựng muốn hoàn hảo, bền vững cần rất nhiều yếu tố khác nhau, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, cho đến thực hiện thi công. Trong đó, nhà thầu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trong quá trình tạo nên sự thành công của một công trình. Để hiểu rõ vai trò của nhà thầu xây dựng và trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng, Xây dựng DTC mời bạn tham khảo bài viết sau.
1. Vai trò của nhà thầu xây dựng
Thiết kế ý tưởng và xin phép xây dựng: Ngay khi nhận thầu, nhà thầu xây dựng sẽ là nơi mà chủ đầu tư có thể bàn bạc, trao đổi và thống nhất ý kiến về thiết kế xây dựng cũng như tổng hợp, phân chia cụ thể các phân khu chức năng trong ngôi nhà. Tiếp đó, nhà thầu sẽ thực hiện xin phép xây dựng nếu đó là những công trình lớn và chủ đầu tư yêu cầu.
Nhà thầu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trong quá trình tạo nên sự thành công của một công trình
Thiết kế chi tiết và dự toán: Sau khi đã thảo luận, bàn bạc về thiết kế thì chủ thầu xây dựng sẽ liên hệ với các cơ sở vật liệu xây dựng để tham khảo giá và báo giá thi công tương ứng. Tuy nhiên, nếu bạn là một người am hiểu về xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng, bạn hoàn toàn có thể tự túc về phần nguyên liệu mà không cần đến sự hỗ trợ của nhà thầu.
Thi công và giám sát: Vai trò chính của nhà thầu xây dựng chính là thi công công trình. Thông thường thì mỗi chủ thầu xây dựng sẽ có một lực lượng thợ xây dựng khác nhau, bên cạnh việc kiểm soát của chủ thầu xây dựng thì bạn cũng nên kiểm soát được lượng thợ này để bảo đảm tiến độ của công trình. Chủ thầu xây dựng cũng sẽ là người cung cấp cho bạn hoàn toàn về máy móc, giàn giáo và các thiết bị phục vụ cho quá trình thi công.
Ở bước cuối cùng, chủ thầu xây dựng sẽ là người giám sát quá trình thi công cũng như công trình thi công, lập thủ tục đo vẽ bản vẽ hoàn công, nộp hồ sơ và nhận bản vẽ hoàn công.
2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình là một trong những trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 25 Nghị định 15/2013/NĐ-CP:
-
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
-
Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
-
Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
-
Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
-
Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
-
Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
-
Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.
-
Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
-
Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
-
Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
-
Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
-
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
-
Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
Trên đây là bài tổng hợp vai trò của nhà thầu xây dựng và trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Hy vọng với thông tin này, các nhà thầu sẽ có cơ sở để thực hiện đúng công việc và hoàn thành đúng trách nhiệm theo yêu cầu của chủ đầu tư cũng như tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng là...
Khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng là gì? Cùng Xây dựng Hoà Bình đi tìm câu trả lời trong...
Hướng dẫn cách tính thép dầm cơ bản...
Cách tính thép dầm có thể thực hiện máy móc theo các công thức toán học chuyên ngành hoặc...
Tìm hiểu và phân biệt tổng thầu và...
Khái niệm tổng thầu và nhà thầu chính trong xây dựng vẫn hay bị nhầm lẫn bởi nhiều nét...