Tư vấn quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng theo pháp luật
news
Hiện nay, thực trạng các nhà thầu không xây dựng đúng thiết kế, không đảm bảo kỹ thuật trong quá trình thi công diễn ra rất nhiều. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng công trình (như mùi hôi từ ống thoát nước, tường bị ngấm nước nghiêm trọng,...). Tuy nhiên, các nhà thầu lại không xử lý khắc phục những tình trạng này cho chủ đầu tư. Vậy pháp luật có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 113 Luật xây dựng 2014, cụ thể được trình bày trong bài viết dưới đây.
1. Quyền của nhà thầu thi công xây dựng
Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu là một trong những quyền của nhà thầu
Quyền của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 113 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:
-
Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu;
-
Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi biện pháp thi công nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường sau khi được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chấp thuận và không thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết;
-
Chủ động sử dụng các khoản tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình;
-
Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về định mức xây dựng, đơn giá xây dựng cho các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng;
-
Yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu;
-
Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình là một trong những nghĩa vụ của nhà thầu xây dựng theo quy định của pháp luật
Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 113 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:
-
Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
-
Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
-
Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
-
Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
-
Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
-
Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
-
Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;
-
Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
-
Bảo hành công trình;
-
Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
-
Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
-
Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là thông tin chính xác về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng theo Luật Xây dựng được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này, các nhà thầu thi công xây dựng nắm được quyền và nghĩa vụ của mình để có những chính sách, phương pháp làm việc phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Tổng thầu EPC là gì? Những quy định...
Trong lĩnh vực kiến trúc, thi công công trình, ngày nay, có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau...
Tổng thầu là gì ? Từ A-Z về tổng...
Trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình, người ta vẫn thường nghe nhắc tới khái niệm...
Công việc của kỹ sư an toàn lao động...
Kỹ sư an toàn lao động (HSE: Health – Safety – Environment) là những người có vai trò cực kỳ to...