Biện pháp thi công đài móng chuẩn nhất hiện nay
news
Thi công đài móng là phương pháp được ứng dụng nhiều, được xem là phần không thể thiếu để tăng lực bền cho công trình trong xây dựng. Một công trình có đảm bảo độ bền bỉ theo thời gian hay không dựa rất nhiều vào giai đoạn này. Thực tế quá trình này cần diễn ra một cách chính xác, tính toán cẩn thận, khoa học để tránh xảy ra những sơ sót về sau.
Đài móng là gì?
Đài móng chính là một bộ phận được dùng để liên kết các cọc với nhau và có tác dụng phân bổ lực hiệu quả, đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ phần nền móng của nhà.
Người ta thường chia đài móng thành đài móng cứng và đài móng mềm. Hình dạng đài móng cũng rất đa dạng như hình tròn, hình côn, hình tam giác và một số hình khác nữa theo đúng thiết kế công trình đưa ra.
Biện pháp thi công đài móng
Biện pháp thi công đài móng cần được tiến hành theo từng bước một, mỗi bước được tiến hành cẩn thận, đúng yêu cầu quy định của ngành xây dựng đặt ra.
Bước 1: Đào đất thi công đài bệ
✓ Sử dụng máy đào kết hợp cùng công nhân tiến hành đào đất móng thi công đài bệ và giằng móng
✓ Chỉnh sửa hố móng đảm bảo cao độ đẩy móng theo thiết kế.
✓ Đất thải được vận chuyển đến bãi thải quy định
Bước 2: Đổ lớp bê tông lót đài bệ
✓ Cho công nhân tiến hành đổ lớp bê tông lót dày 5cm.
Bước 3: Lắp đặt cốt thép, ván khuôn đài móng
✓ Sau khi bê tông lót đạt cường độ tiến hành và lắp dựng cốt thép đài bệ và giằng cọc cùng lúc.
✓ Cho công nhân lắp đặt ván khuôn, thanh chống.
Bước 4: Đổ bê tông đài móng
✓ Sau khi nghiệm thu cốt thép xong thì tiến hành đổ bê tông.
✓ Bê tông được vận chuyển đến công trình bằng xe mix.
✓ Dùng xe bơm cần kết hợp bơm tĩnh để đổ bê tông đài bệ và giằng móng đến cao độ đáy sàn tầng hầm, phần còn lại đổ cùng sàn.
✓ Dùng đầm dùi để đầm bê tông một cách chắc chắn.
Hình ảnh các bước thi công đài móng
Những lưu ý khi thi công đài móng mà bạn cần biết
Khi tiến hành biện pháp thi công đài móng thì người làm cần phải tiến hành theo đúng quy trình, trình tự để đạt hiệu quả cao. Để làm được điều đó cần phải chú ý những điều sau:
✓ Dựa vào diện tích để thiết kế hình dáng kích thước của đáy đài móng cho phù hợp nhất, đảm bảo tận dụng triệt để và tính toán khoa học, tiết kiệm chi phí. Đồng thời việc bố trí số lượng cọc trong móng cần theo khoảng cách đã được quy định trước đó.
✓ Khi tiến hành chôn cọc thì xác định độ sâu của nó dựa vào địa chất và cấu tạo công trình. Ví dụ những công trình thiết kế có tầng hầm, hồ bơi sẽ có chiều sâu chôn đài khác so với những công trình đơn giản hơn.
✓ Tiến hành tính toán chiều cao của đài bằng các trị số đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật. Việc này cần được thực hiện bởi những nhà thiết kế, kỹ sư có am hiểu trong lĩnh vực xây dựng.
+ Đập đầu cọc đề ngàm cốt thép vào trong đài với điều kiện chiều dài neo lớn hơn 20 (đối với thép có gờ) và chiều dài neo lớn hơn 30 (đối với thép không gờ). Khoảng cách tính từ mép đài đến với mép hàng cọc ở phía ngoài cùng với chỉ số c >= 25cm (công trình cầu đường, thủy lợi) và c >=10cm (đối với các công trình dân dụng)
+ Khoảng cách từ tim cọc đến tim cọc gần nhau trong đài với trị số L >= 3d (đối với cọc ma sát) và L >= 2d (cọc chống).
+ Cốt thép được dùng trong đài nên dùng loại thép 12÷14, bố trí khoảng cách 15÷25cm theo cả hai phương trong đài.
Một công trình thi công đài móng chắc chắn đang được tiến hành
Với những thông tin về biện pháp thi công đài móng mà Xây dựng Hòa Bình chia sẻ tới bạn hy vọng sẽ giúp bạn tiến hành công việc tốt nhất, có một phần đài móng vững chắc, có khả năng chống đỡ bền bỉ theo thời gian.
Truy cập ngay Xây dựng Hòa Bình để tìm kiếm những thông tin chất lượng về biện pháp thi công đài móng!
Tin liên quan
Hướng dẫn lập dự toán công trình xây...
Đối với các hạng mục công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ, của tư nhân hay nhà nước thì...
Công việc của kỹ sư an toàn lao động...
Ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra ở công trường lao động là một phần hết sức quan trọng...
Bản vẽ shop drawing là gì? Vai trò của...
Trong quá trình thi công xây dựng, các đơn vị thiết kế chỉ thực hiện các bản vẽ thiết kế...