Hướng dẫn bố trí khe nhiệt nhà công nghiệp dành cho bạn
news
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách bố trí khe nhiệt nhà công nghiệp thì không nên bỏ qua bài viết sau đây nhé. Xây dựng Hòa Bình đã tổng hợp đầy đủ mọi thông tin quan trọng để giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi và ứng dụng vào thực tế công việc.
Khe nhiệt là gì?
Khe nhiệt (khe co giãn) được cấu tạo dành cho các công trình với chiều dài tương đối lớn, đặc biệt là công trình nhà công nghiệp (công trình lớn với kích thước từ 50 – 60 mét). Mục đích của khe nhiệt đó chính là khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu dưới các tác động từ bên ngoài của nhiệt độ môi trường.
Khi thực hiện công trình xây dựng thì việc tính toán về độ giãn nở của khe nhiệt một cách chính xác là vô cùng quan trọng giúp cho quá trình lắp đặt trở nên chuẩn xác, đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ. Còn nếu độ giãn nở của khe nhiệt bị tính sai lệch có thể gây nên những ảnh hưởng lớn cho quá trình thi công, nhất là về việc đảm bảo an toàn.
Về cấu tạo thì khe nhiệt chỉ cần cắt qua thân (không cần cắt qua móng và hầm) và phân công trình thành nhiều phần từ trên của móng đến phần mái. Khe nhiệt được làm chung ở các vị trí móng nhưng đối với vị trí tường thì khe nhiệt cần được tách ra.
Khe nhiệt rất quan trọng đối với quá trình thi công các công trình nhà công nghiệp
Hướng dẫn bố trí khe nhiệt nhà công nghiệp
Chúng ta tiến hành bố trí khe nhiệt cho nhà công nghiệp khi kích thước mặt bằng công trình lớn (vượt tiêu chuẩn cho phép) mà không có các biện pháp kết cấu và thi công đảm bảo an toàn.
Khoảng cách cho phép giữa hai khe nhiệt của nhà công nghiệp sẽ phụ thuộc chính vào hệ kết cấu chịu lực và kết cấu tường ngoài của công trình thi công.
Đối với hệ kết cấu khung vách BTCT toàn khối thì khoảng cách khe nhiệt sẽ:
+ Nếu tường ngoài lắp ghép thì khoảng cách giữa hai khe nhiệt cho phép là 65 mét.
+ Nếu tường ngoài liền khối thì khoảng cách giữa hai khe nhiệt cho phép là 45 mét.
Lưu ý: Tính toán về bề rộng của khe nhiệt sẽ phụ thuộc vào việc công trình nhà công nghiệp có thuộc vào vùng động đất hay là không.
+ Nếu công trình nhà công nghiệp được thi công ở vị trí bình thường (không có sự tác động của động đất) thì khe nhiệt sẽ có bề rộng nhỏ hơn 50mm.
+ Nếu công trình thi công tại địa điểm có sự tác động của động đất thì lúc này về rộng của khe nhiệt cần phải thỏa mãn các phần kết cấu của công trình không bị va đập khi mà công trình rung lắc do động đất. Lúc này cần đảm bảo rằng bề rộng của khe nhiệt lớn hơn tổng chuyển vị ngang của hai đỉnh của công trình dưới tác động mà tải trọng động đất gây nên.
Sau khi công trình nhà công nghiệp hoàn thiện thì phần khe nhiệt sẽ có các khoảng hở lớn. Cho nên bạn cần phải tiến hành các biện pháp phù hợp để lấp đi khoảng hở này, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn.
Sau khi hoàn thiện cần có biện pháp xử lý khoảng hở khe nhiệt
Nguyên tắc cần lưu ý khi bố trí khe nhiệt
Khi tiến hành bố trí khe nhiệt thì bạn cần phải tuân thủ những nguyên tắc kết hợp với khe lún và khe kháng chấn thì mới đảm bảo được độ chuẩn xác, giúp công trình nhà công nghiệp hoàn thiện đạt yêu cầu:
- Các khe nhiệt, khe lún, khe kháng chấn nên bố trí trùng nhau.
- Đối với công trình quá dài thì bắt buộc phải có khe nhiệt, nếu công trình nằm trong vùng ảnh hưởng động đất thì sẽ cần có khe kháng chấn. Lúc này sẽ không cần có sự xuất hiện của khe lún, khe kháng chấn và khe nhiệt trùng nhau, khe kháng chấn không cần phải đi xuyên qua móng.
- Khi công trình thiết kế chịu động đất thì các khe nhiệt và khe lún phải tuân theo các yêu cầu của khe kháng chấn.
Hy vọng với bài viết chi tiết hướng dẫn bố trí khe nhiệt nhà công nghiệp của Xây dựng Hòa Bình sẽ giúp cho các bạn độc giả có được những kiến thức vô cùng hữu ích. Đảm bảo quá trình thực hiện công trình diễn ra tối ưu, an toàn và đạt chất lượng cao nhất.
Tin liên quan
Cách lợp mái Fibro xi măng đúng kỹ...
Cách lợp mái Fibro xi măng là một trong những thao tác quen thuộc của người thi công xây dựng....
Giới thiệu quy trình thi công và nghiệm...
Để có thể có con đường chất lượng và có tính thẩm mỹ sẽ cần đáp ứng rất nhiều tiêu...
[Tìm hiểu] Autodesk BIM 360 là gì?
Autodesk BIM 360 là nền tảng bao gồm một loạt các công cụ giúp đẩy nhanh công việc phân công...