[Tìm hiểu] Khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi chuẩn là bao nhiêu?

news

Trong bối cảnh các phương án đổ bê tông cọc khác bộc lộ nhiều yếu điểm, nhất là độ chịu tải, mức an toàn,... thì cọc khoan nhồi là giải pháp khắc phục được toàn bộ yếu điểm này, nhất là đối với các công trình cao tầng. Vậy cọc khoan nhồi là gì? Khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi khi thi công là bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình!

1. Cọc khoan nhồi là gì?

Trước khi tìm hiểu về khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi chuẩn là bao nhiêu, bạn nên nắm được khái niệm cọc khoan nhồi.

 

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là loại cọc được tạo ra bằng cách đổ trực tiếp hỗn hợp xi măng cốt thép vào khuôn cọc được lắp đặt trước đó.

Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu được ứng dụng trong xây dựng khoảng 10 năm trở lại đây. Chúng thường có đường kính từ 60 đến 300 cm, phân loại ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng công trình.

Điểm cộng của cọc khoan nhồi là được tạo ra bằng phương pháp khoan hiện đại. Từ đó, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện tại khá phổ biến, nhất là trong những công trình nhà cao tầng, hay những công trình cần độ chịu tải lớn…

2. Khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi là bao nhiêu?

Trong quá trình thi công lắp đặt cọc nhồi thì khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi là điều được các đơn vị xây dựng vô cùng quan tâm. Đặc biệt là đối với công trình lớn được xây dựng trên nền diện tích nhỏ.

Khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi là bao nhiêu

Độ lún của đất, kích thước của cọc nhồi là những yếu tố giúp xác định khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi

Dưới đây là một số gợi ý của Xây dựng Hoà Bình để các đơn vị thi công có thể tìm ra được khoảng cách cọc nhồi hợp lý nhất.

Thứ nhất, căn cứ vào độ lún của đất. Mỗi một khu vực địa lý đều có những loại đất khác nhau như đất cứng, đất mềm, đất dễ lún… Nếu đất ở khu vực thi công quá cứng hay quá mềm sẽ khiến việc tiến hành khoan cọc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi lên bản vẽ thiết kế, đơn vị thi công sẽ cần khảo sát trước tình hình đất tại công trình để tính ra số cọc cần dùng và khoảng cách thi công cọc khoan hợp lý.

Thứ hai, đơn vị thi công cần dựa trên kích thước của cọc nhồi. Cọc nhồi hiện nay có rất nhiều kích thước, chủ yếu là sự chênh lệch về chiều cao và đường kính của cọc. Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng công trình mà đơn vị thi công sẽ chọn những kích thước cọc nhồi khác nhau.

Nếu kích thước lớn thì số lượng cọc cần giảm đi và khoảng cách giữa các cọc sẽ giãn rộng hơn. Ngược lại, nếu kích thước cọc nhỏ thì số lượng cọc nhiều và khoảng cách giữa các cọc sẽ dày hơn.

3. Ưu điểm của việc thi công cọc nhồi

Mặc dù có chi phí thi công không nhỏ, tuy nhiên, lợi ích mà cọc nhồi mang lại vô cùng thiết thực. Cụ thể, việc thi công cọc nhồi có thể đẩy nhanh tiến độ thi công. Thời gian tính từ lúc lên bản vẽ, chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi thi công và hoàn thành công trình sẽ phụ thuộc vào tiến độ làm việc và độ khó của công trình.

 

Ưu điểm của việc thi công cọc nhồi

Việc thi công cọc nhồi có thể đảm bảo độ vững chắc của công trình.

Một trong những công đoạn làm mất nhiều thời gian chính là làm nền và móng. Bởi nếu móng vững mới đảm bảo tuổi thọ của công trình. Và cọc nhồi sẽ giúp mọi công trình rút ngắn thời gian hoàn thành giai đoạn nền móng.

Bên cạnh đó, việc thi công cọc nhồi có thể đảm bảo độ vững chắc của công trình. Tuỳ theo từng công trình, chi phí và đối tượng khách hàng mà đơn vị thi công sẽ đưa ra những biện pháp xây dựng công trình khác nhau. Độ bền của những công trình này cũng vì thế mà có nhiều sự chênh lệch nhau. Tuy nhiên, những công trình có sự xuất hiện của cọc khoan nhồi đều có sự vững chắc bền lâu hơn trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Trên đây là một số thông tin được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại về cọc khoan nhồi, khoảng cách giữa 2 cọc khoan nhồi khi thi công cũng như ưu điểm của việc thi công cọc khoan nhồi.

Tin liên quan