Cách lợp mái Fibro xi măng đúng kỹ thuật
news
Cách lợp mái Fibro xi măng là một trong những thao tác quen thuộc của người thi công xây dựng. Ngoài ra, Fibro xi măng là nguyên liệu giá rẻ với độ bền cao đã có mặt từ rất lâu trên thị trường. Đến nay chúng vẫn là lựa chọn hàng đầu trong thi công nhà dân cư. Để hiểu hơn về vật liệu và cách thực hiện cơ bản, hay theo dõi Hòa Bình trong bài viết hôm nay.
Tìm hiểu về nguyên liệu Fibro xi măng
Fibro xi măng đã quá quen thuộc với các nhà xưởng, hiên nhà bởi khả năng chống thấm cao, không dẫn điện và tuổi thọ dài. Trên thực tế, nguyên liệu đang được ứng dụng linh hoạt để làm vách ngăn, lớp lót nền và trần nhà ở dân dụng và các khu công nghiệp lớn.
Ưu điểm của Fibro xi măng:
- Chấm thấm nước, hạn chế gãy nứt do nhiệt và độ che phủ tốt.
- Thành phần chính là xi măng, kết cấu vững chắc và bền bỉ.
- Tuổi thọ trung bình cao, từ 15 - 25 năm.
- Cách âm tốt.
- Không dẫn điện, dẫn nhiệt và chống cháy cực hiệu quả.
- Giá thành cực rẻ, thấp nhất trong các dòng nguyên liệu sử dụng cho công trình.
- Đa dạng kích thước, độ dày và mẫu mã.
- Bám sơn tốt. Có thể sơn màu hiệu quả để trang trí.
- Dễ dàng di chuyển và tiếp cận khách hàng ở ngoại tỉnh và vùng sâu vùng xa.
Các loại mái Fibro xi măng:
- Lợp mái sóng: được thực hiện cho hà ở dân dụng, nhà chồi hoặc ông xưởng. Với mái này, người thi công thường áp dụng cách lợp so le để tối ưu việc thoát nước vào mùa mưa. Đồng thời các sức gió lùa tốt hơn nhờ vào các rảnh nối tiếp.
Tấm mái Fibro mái sóng
- Lớp mái bằng: nhờ vào đặc tính cách nhiệt và chống cháy hiệu quả, tấm lợp Fibro được ứng dụng để lót sàn và làm vách ngăn giữa các khu vực. Ngoài ra, khả năng dẫn điện kém giúp tối thiểu thiệt hại nếu điện bị rò rỉ còn là ưu điểm của tấm lợp được chủ quan công trình yêu thích sử dụng trong các khu công nghiệp.
Tấm xi măng Fibro xi măng mái bằng
Cách lợp mái Fibro xi măng cơ bản
Theo chia sẻ của người thi công, tấm xi măng Fribo được đặt trực tiếp lên phần xà gồ ở trần nhà. Trong quá trình thực hiện, người đảm nhận chính phải căn chỉnh tấm xi măng sao cho vị trí nằm cách xà gồ từ 10 - 16cm. Song song với đó, độ dốc của mái cũng phải có độ nghiêng phù hợp từ 18 - 23 độ. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai tấm xi măng đặt chồng lên nhau phải có khoảng cách nhỏ hơn 1cm. Vừa khít với nhau là tốt nhất. Để tấm Fibro nằm yên vị trên xà gồ, người thi công sẽ liên kết chúng vơi nhau bằng các móc sắt chuyên dụng có đường kính từ 6-8mm.
Có hai cách để lợp mái Fibro hiện nay là cắt góc và lợp đuổi:
- Cắt góc: cứ 4 tấm giao nhau tại 1 điểm sẽ có hai tấm xi măng bị cắt góc. Tùy vào hướng lợp mà vị trí cắt sẽ không giống nhau giữa các bên.
- Lợp đuổi: hay còn gọi là cách lợp so le. Khoảng cách hoàn hảo nhất giữa các tấm Fibro tầm 1 sóng rưỡi. Đôi khi sẽ có sự căn chỉnh phù hợp theo kiểu mái định sẵn.
Các cách lợp mái Fibro
Tuy nhiên, dù là kiểu lợp nào đi nữa, bước đầu tiên người công nhân cần làm khoét một lỗ bầu dục trên mái Fibro để hạn chế sự giãn nở về nhiệt trong quá trình sử dụng.
Những câu hỏi thường gặp khi lợp mái Fibro xi măng
Mặc dù đã quá phổ biến và đang được ưa chuộng rộng rãi, nhưng xoay quanh mái xi măng Fibro vẫn còn nhiều thắc mắc trái chiều.
1/ Sử dụng mái Fibro có độc hại không?
Trong tấm Fibro có chứa hợp chất mang tên amiang. Chất này được biết gây hại cho con người nếu tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, theo Wikipedia giải thích, có hai nhóm hợp chất hóa học được đặt giống nhau là amiang. Trong đó, hợp chất có trong Fibro thuộc họ amphiblole được chứng minh là an toàn và đang được các quốc gia trên thế giới cho phép sử dụng rộng rãi.
2/ Sau khi lợp mái có cần phải chống dột không?
Mái lợp được thiệt lập bởi các tấm xi măng riêng rẽ. Chúng sẽ bị biến đổi chút ít về ngoại hình dưới tác động của ngoại lực. Để an toàn và kéo dài thời hạn sử dụng, các nhà thi công hiện nay đều dùng keo chuyên dụng hoặc phương pháp để gắn kết các tấm mái chắc chắn hơn.
Qua bài viết trên, bạn có thể thấy cách lợp mái Fibro xi măng khá đơn giản. Đây là kỹ thuật đơn giản mà bất kỳ người làm trong xây dựng nào cũng phải nắm rõ.
Tin liên quan
Tìm hiểu quy trình thi công và nghiệm thu...
Có thể nói, cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp giúp cho công trình tăng độ bền theo...
Những điều cần biết về biện pháp...
Một trong những hình thức thi công được nhiều gia đình, chủ thầu xây dựng lựa chọn hiện...
Ngành học vật liệu xây dựng – học...
Một trong những ngành nghề phát triển trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay chính là vật...