Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?
news
Bạn muốn trở thành một kỹ sư xây dựng cầu đường nhưng bạn lại không biết ngành này sẽ học cái gì và cơ hội việc làm ra sao ? Đừng lo, tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngành Xây dựng cầu đường – học gì và làm gì?
Bạn muốn trở thành một kỹ sư xây dựng cầu đường nhưng bạn lại không biết ngành này sẽ học cái gì và cơ hội việc làm ra sao ? Đừng lo, tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngành Xây dựng cầu đường – học gì và làm gì?
Ngành xây dựng cầu đường là như thế nào?
Ngành xây dựng cầu đường là ngành chuyên về thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như : cầu, đường bộ, đường sắt, đường hầm, cao tốc, sân bay,...
Theo học ngành xây dựng cầu đường, bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực giao thông cầu đường như: vẽ kỹ thuật, cơ học cơ sở, thủy lực, kết cấu thép, thiết kế đường ô tô, cầu thép,..; thi công, kiểm định dự án ; khai thác và sửa chữa công trình giao thông, kiểm tra an toàn lao động,...Song song đó là rèn luyện những kỹ năng cơ bản để phục vụ việc thi công, trình bày các dự án thực tế về công trình như kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, thuyết trình, phân tích thống kê,... các phần mềm bổ trợ như: Autocad, SAP200 hay cao cấp hơn là Civil 3D
Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng cầu đường sẽ làm gì ?
Đây là câu hỏi được rất nhiều các bạn trẻ theo học ngành xây dựng cầu đường đặt ra. Công việc của một kỹ sư cầu đường chủ yếu chia thành 2 mảng chính:
-
Kỹ sư tư vấn thiết kế cầu đường: thường bao gồm các phần việc khảo sát địa hình, địa chất; lập dự án nghiên cứu tính khả thi của công trình; tính toán, lập bản vẽ chi tiết;…trước khi tiến hành thi công một con đường hay cây cầu nào đó. Công việc của họ thường làm việc tại văn phòng của công ty, ít khi phải đi công tác xa. Tuy nhiên khi họ phải đảm nhận những dự án lớn và bản thiết kế cần phải chỉnh sửa thì kỹ sư tư vấn cần phải thường trực tại công trường.
-
Kỹ sư giám sát cầu đường: công việc chính là chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình; theo dõi tiến độ thi công, quản lý các các vấn đề phát sinh tại công trường; kiểm tra an toàn lao động, nghiệm thu sau khi dự án kết thúc, đảm bảo đúng quy chuẩn đề ra; kỹ sư giám sát có thể đề ra những bất hợp lý với nhà đầu tư để kịp thời chỉnh sửa; hướng dẫn, giám sát công nhân thi công,…
Với những đặc thù riêng, nghề kỹ sư xây dựng cầu đường đòi hỏi bạn phải hội tụ nhiều yếu tố để có thể đáp ứng được công việc. Thứ nhất, bạn phải là người cẩn thận, tỉ mỉ, ham học hỏi và chịu được áp lực công việc. Bạn phải có khả năng tư duy sáng tạo, biết tính toán, đo đạc, biết cách thiết kế một bản vẽ, quản lý các dự án, hạng mục,…ngoài yêu cầu nắm chắc kiến thức chuyên môn, một kỹ sư giỏi cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức tổng quát về xã hội, phát luật, am hiểu các quy định lao động hiện hành,…Thứ hai, các kỹ năng mềm cần thiết cũng là điều vô cùng quan trọng. Trong xã hội ngày nay, không chỉ riêng kỹ sư xây dựng mà bất cứ ngành nghề nào nếu muốn thành công bạn bắt buộc phải có những kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian,…Nếu bạn muốn thuyết phục các nhà đầu tư tin vào bản thiết kế và dự án của mình, bạn phải có năng lực giao tiếp tốt. Khi ra công trường làm việc, chắc chắn bạn sẽ phải làm việc nhóm rất nhiều, do đó bạn cần biết cách phối hợp với mọi người để đẩy nhanh tiến độ công việc, đem lại hiệu quả cao. Thứ ba, một điều gần như bắt buộc đối một kỹ sư xây dựng cầu đường đó là sức khỏe tốt. Đặc thù là một công việc thường xuyên phải đi công tác xa, môi trường làm việc đôi khi phải ở công trường bụi bặm, nắng mưa vất vả, nguy hiểm. Do đó, bạn phải có sức khỏe tốt, đảm bảo đáp ứng được công việc.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành xây dựng cầu đường có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong, ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường; các cơ quan quản lý Nhà nước ( các Bộ, Ngành, Tổng cục, Vụ,…) hoặc các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, trường đại học có đào tạo ngành xây dựng.
Với những thông tin cơ bản trên về ngành xây dựng cầu đường, hy vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất, từ đó lựa chọn nghành nghề phù hợp với bản than mình.
Tin liên quan
Tỷ lệ hợp đồng nhà thầu chính -...
Khi thực hiện các công trình một bộ phận không thể thiếu, đáp ứng được toàn bộ hệ...
Hướng dẫn cách bố trí thép giằng...
Thép giằng móng là một trong những khái niệm phổ biến hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, tuy...
Quy định về nhà thầu phụ trong xây...
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, người ta thường hay nhắc tới các thuật ngữ...