Hướng dẫn chi tiết cách thống kê thép sàn bằng tay chuẩn 2022
news
Trong quá trình thi công xây dựng tại công trường, hầu hết số vật liệu tư, vật liệu xây dựng đều đã được tính toán cụ thể máy và có dự trù đầy đủ, lên kế hoạch nhập xuất từ trước. Tuy nhiên, không tránh khỏi những lúc có sự cố đột xuất cần tính ra con số chính xác ngay lập tức. Lúc này, bạn sẽ cần biết cách thống kê thép sàn bằng tay để kịp tiến độ. Vậy cách thống kê thép sàn bằng tay được thực hiện như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình để có câu trả lời!
1. Mục đích của thống kê thép sàn bằng tay
Thống kê thép sàn là công đoạn được thực hiện bởi các kỹ sư xây dựng, nhằm đưa ra một bảng thống kê các số liệu, danh sách các loại và quy cách thép sử dụng cho sàn của công trình.
Bản thống kê thép sàn cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác tuyệt đối.
Mục tiêu của việc thống kê thủ công thép sàn dựa trên bản vẽ thiết kế cũng như một phần trên thực tế thi công, thường được thực hiện ở giai đoạn nước rút cuối cùng, thuộc giai đoạn hoàn thiện công trình. Với mục đích so sánh với nhà cung cấp vật tư xem lượng thép sàn sử dụng có chuẩn xác không, tỷ lệ hao hụt là bao nhiêu. Vì tính chất của công đoạn này khá “nhạy cảm" nên việc thống kê thép sàn cần được thực hiện trong thời gian ngắn với độ chính xác tuyệt đối.
Bên cạnh đó, hoạt động thống kê thép sàn thủ công cũng hỗ trợ chủ đầu tư và chủ thầu:
- Có số liệu làm cơ sở cho các hạng mục liền tiếp sau đó
- Kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình cũng như cải thiện độ bền vững cho công trình
- Nắm được lượng thép cần nhập cho công trình, tránh tình trạng dư thừa nguyên liệu, mất nhiều chi phí cho hoạt động bảo quản nguyên liệu
2. Phương pháp thống kê thép sàn
Việc thống kê thép sàn có các phương pháp như:
- Tận dụng các phần mềm chuyên dụng: Các kỹ sư có thể sử dụng các phần mềm dưới đây để tiến hành thống kê thép như: Autolisp, AutoCad, Stcad,... Tuy nhiên, điểm trừ của những phần mềm này là chưa được tối ưu, không áp dụng được cho các sàn được chia thành nhiều khu vực khác nhau cũng như người dùng vẫn phải vẽ lại hình dạng của thép để các phần mềm nhận dạng và đếm
- Phương pháp thủ công: Các kỹ sư chỉ cần sử dụng Excel để tính toán và nhập liệu. Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này là chỉ phù hợp các cá nhân hoặc thực hiện tính toán dựa trên những gì mắt thấy, tay tính thủ công, phần nhiều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc của kỹ sư.
3. Cách thống kê thép sàn bằng tay
3.1 Cách tính khối lượng thép cho sàn theo momen
Trường hợp 1: Áp dụng cho Bản kê 4 cạnh (tỷ lệ l2/l1 < 2)
Bản kê 4 cạnh thường là thiết kế của khu vực nhà khách, phòng ngủ
Bước 1: Tính tải của sàn, gạch:
- Nắm được số đo của mặt sàn, độ dày vữa, độ dày gạch để tính ra hoạt tải của sàn và tải trọng sàn hoàn thiện
- Từ chiều dày sàn, kỹ sư sẽ tính được tải trọng của bản sàn bê tông cốt thép
Bước 2: Xác định momen:
- Nắm được cách tính momen của nhịp, momen âm lớp trên, momen của gối, momen dương của lớp thép bên dưới
- Tính được hàm lượng thép cần có cho công trình, các kỹ sư sẽ tiến hành chọn tiếp loại thép và khoảng cách của thép
Bước 3: Áp dụng công thức phù hợp
Mỗi loại thép khác nhau sẽ có công thức tính toán trên Excel khác nhau, từ đó sẽ có khối lượng thép sàn phù hợp.
Trường hợp 2: Áp dụng cho Bản loại dầm (tỉ số l2/l1 >2)
Sẽ có đến 4 trường hợp trong thiết kế bản loại dầm thường được ứng dụng cho nhà bếp, nhà vệ sinh,...
- Trường hợp 1: 2 đầu khấc
- Trường hợp 2: 1 đầu ngàm 1 đầu khấc
- Trường hợp 3: 2 đầu ngàm
- Trường hợp 4: 1 đầu ngàm, 1 đầu tự do
Kỹ sư cần lưu ý từng trường hợp cụ thể để đưa ra bản vẽ phù hợp bởi mỗi loại sẽ có những công thức tính toán khác nhau.
- Bước 1: Nhập chiều dày sàn, giá trị tải sàn, giá trị hoạt tải sàn
- Bước 2: Xác định mô men
- Bước 3: Chọn phi thép, mác bê tông, cốt thép
Có 2 cách thống kê thép sàn bằng tay
3.2 Cách tính cần bao nhiêu kg thép theo diện tích sản dựa trên khối lượng thép 1m2?
Công thức: Khối lượng thép sàn = số lượng cây thép x chiều dài thép x trọng lượng riêng/m
Bước 1: Tìm khối lượng riêng của thép sàn sử dụng (kg / m)
Đây là một hằng số đã cho, thông thường:
- Thép phi 6 = 0,222 kg/m
- Phi 8 = 0,395 kg/m
- Phi 10 = 0,617 kg/m
Các con số trên áp dụng theo chiều dài của thép đầy đủ
Bước 2: Có bao nhiêu mét thép trên một mét vuông sàn
Xem xét tiết diện sàn trên mỗi đơn vị, tính toán lớp thép trên và dưới
Cách 1: Đếm số lượng trên 1m vuông sàn (Cách này có thể đúng đến 98%)
- Xem xét cách bố trí thép trên mặt bằng: khoảng cách giữa các thanh thép, có phân bố đều hay không
- Đếm số thanh thép trong ô sàn của một lớp, nhân đôi số thanh thép trên một mét vuông sàn
- Nhân khối lượng với khối lượng riêng của thép làm sàn => được khối lượng thép cho 1m2 sàn
- Nhân với diện tích sàn => được tổng lượng thép cần thiết
- Giá có thể tính thêm khi có báo giá thị trường
Cách 2: Tính số lượng thép thực tại sàn
- Xác định: Độ dài thực của thanh thép = Chiều rộng sàn - 2 x chiều dài của đoạn thép trong dầm (khoảng 3 cm) - 2 x độ dài của móc thép trong dầm (khoảng 5 cm)
- Tính toán tương tự dựa trên khoảng cách từ chiều dài sàn
- Tính toán: Khoảng cách chiều rộng bố trí thép thực tế = Chiều rộng sàn - 2 x Chiều dày dầm - Khoảng cách đầu
- Tính toán khoảng cách thực tế của chiều dài bố trí thép tương tự như vậy
- Lượng thép sử dụng = chiều rộng (hoặc chiều dài) thực tế của bố trí thép / khoảng cách giữa 2 thanh thép liền kề
=> Trọng lượng thép yêu cầu = chiều dài thực của thanh x lượng thép sử dụng x trọng lượng riêng của thép. Từ đó ta có được khối lượng thép trên 1m2 sàn, con số này sẽ chính xác xấp xỉ 100% so với thực tế, áp dụng trong trường hợp hai tấm sàn tương đương nhau của lớp trên và lớp dưới.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách thống kê thép sàn bằng tay do Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể được các bạn áp dụng trong công trình thực tế.
Tin liên quan
Khoảng lùi công trình là gì? Những quy...
Khoảng lùi công trình là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với quá trình thi công các dự...
Tư vấn thi công sàn Uboot đúng chuẩn
Sàn Uboot, sàn 3D Panel Vro, sàn bóng được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng hiện nay. Trong 3...
Cấu tạo của mái bê tông dán ngói và...
Là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán...