Nghề kỹ sư điện nước

news

Để trở thành 1 kỹ sư điện nước bạn phải cần những gì. Liệu mình có phù hợp. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu hơn về nghề này nhé.

Công việc của một kỹ sư điện nước (Water Electrical Engineer) bao gồm thi công, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện nước công nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về công việc của một kỹ sư điện nước và làm sao trở thành một kỹ sư điện nước giỏi, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Công việc của kỹ sư điện nước là gì?

Công việc hàng ngày của một kỹ sư điện nước bao gồm:

  • Khảo sát thực tế công trình và đề xuất các phương án thi công.

  • Phối hợp làm việc với kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu… để đảm bảo thống nhất hồ sơ công trình từ đó thiết kế hệ thống điện nước cho các công trình điện dân dụng và công nghiệp.

  • Tiến hành lập bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công cho từng hạng mục.

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ thiết kế, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của chủ dự án.

  • Triển khai bản vẽ, giám sát các hoạt động thi công xây lắp hệ thống điện, cấp thoát nước.

  • Giám sát tiến độ thi công công trình, tính toán khối lượng, kiểm soát chất lượng của các hạng mục.

  • Giám sát, bảo trì và sửa chữa hệ thống, đảm bảo tất cả mọi thứ đều hoạt động chính xác.

  • Tuân thủ các quy tắc, chính sách an toàn lao động.

  • Tính toán khối lượng vật tư xây dựng.

  • Lập báo cáo, hồ sơ nghiệm thu thanh toán và hoàn công.

  • Giám sát hoạt động và bảo trì cơ sở hạ tầng điện nước.

  • Thực hiện các công việc khác được giao.

Làm sao để trở thành kỹ sư điện nước giỏi?

Để trở thành kỹ sư điện nước yêu cầu tối thiểu bằng cử nhân các chuyên ngành điện, điện nước dân dụng, điện công nghiệp.

Bên cạnh đó công việc cũng đòi hỏi người làm phải được trang bị các kỹ năng, kiến thức khác nhau bao gồm:

  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

  • Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng, các phần mềm chuyên ngành.

  • Nắm rõ các quy tắc an toàn lao động.

  • Am hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật tư, vật liệu, thiết bị, lắp đặt vào công trình.

  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cao và có thể đi công tác.

Công việc của một kỹ sư cơ điện nghe thì có vẻ đơn giản là thế nhưng khi tận mắt chứng kiến cảnh các kỹ sư làm việc ở công trình thì mới thấu hiểu hết được tính chất của nghề này. Hình ảnh một kỹ sư cơ điện công trình làm việc từ sáng sớm đến tận đêm khuya, không kể cuối tuần dường như đã trở thành một điều rất bình thường. Một công trình sẽ vẫn chỉ là cái “xác” nếu không có bàn tay của người kỹ sư cơ điện khiến nó có thể vận hành trơn tru phục vụ mục đích sinh hoạt, kinh doanh của con người.

Tin liên quan