Những điều bạn cần biết về biện pháp thi công dầm sàn

news

Thi công dầm sàn là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện bất kỳ một công trình xây dựng nào. Điều này đòi hỏi bạn phải có những am hiểu tốt về trình tự, quy trình cần thiết để lên bản vẽ và bắt tay vào làm thực tế.

Những lý thuyết mà bạn nên nắm vững

Dầm được hiểu là một cấu kiện trong kết cấu xây dựng nằm nghiêng hoặc nằm ngang có khả năng chịu tải trọng và nâng đỡ các bộ phận ở phía trên nó.

Hiện trong thi công có hai loại dầm là dầm thép và dầm bê tông cốt thép.

Dầm sàn là một loại dầm lớn, trải dài theo chiều rộng ở trung tâm của ngôi nhà đang thi công, hỗ trợ cho các dầm khác, đảm bảo sự vững chắc cho toàn bộ hệ thống. Với ưu thế vượt trội dầm sàn thép được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

biện pháp thi công dầm sàn 1

Hình ảnh bản vẽ thiết kế biện pháp thi công dầm sàn cho một công trình

Biện pháp thi công dầm sàn đúng chuẩn

Biện pháp thi công dầm sàn phải được tiến hành từng bước một, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và đảm bảo an toàn.

Bước 1 – Tiến hành lắp dựng giàn giáo

  • Những kỹ sư, giám sát, tổ trưởng và trắc đạc để định vị cao độ, tim trục chính xác nhất.

  • Tiến hành lắp đặt giàn giáo cẩn thận, đúng vị trí trên thiết kế.

Bước 2 – Gia công, lắp dựng cốp pha dầm sàn

  • Triển khai gia công ván dầm, đảm bảo ván tốt, không bị cong, vênh…

  • Cân cao độ rải ban xà gồ hợp lý.

  • Tiến hành lắp đặt ván dầm trước rồi đến lắp đặt ván sàn.

  • Đục tạo nhám đầu cột

  • Sau khi lắp và dựng ván sàn xong xuôi thì tiến hành vệ sinh, chuyển thép lên sàn.

Bước 3 –  Gia công, lắp dựng cốt thép

  • Triển khai gia công thép dầm sàn đúng tiêu chuẩn quy định của xây dựng Việt Nam đưa ra mới nhất.

  • Sau đó lắp đặt cốt thép với khoảng cách chính xác như bản thiết kế đưa ra, lắp đặt đúng vị trí.

Bước 4 –  Tiến hành công tác điện nước âm sàn 

  • Đi sẵn ống chờ dây điện và nên sử dụng ống cứng

  • Đặt ống chờ cho ống nước xuyên sàn

Bước 5 – Kiểm tra lại mọi thứ và tiến hành đổ bê tông sàn theo quy định

  • Tiến hành bảo dưỡng bê tông sàn sau khi đổ từ 12 đến 24 tiếng.

  • Sử dụng các bao bì lót dưới nền để giúp giữ nước hiệu quả khi bảo dưỡng.

Những lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công dầm sàn 

✓ Chắc chắn đảm bảo được an toàn trong quá trình thi công cho đội ngũ nhân viên lao động trên công trường. Chỉ khi đó thì những người công nhân trên công trường mới cảm thấy an tâm để làm việc, mang lại hiệu quả cao. 

✓ Những thiết bị liên quan đến quá trình thi công cần được bảo quản ở những nơi có điều kiện tốt, chỉ cho phép những người liên quan có am hiểu chuyên môn được sử dụng.

✓ Trước khi thi công cần kiểm tra kỹ tất cả các vật dụng, hệ thống có liên quan để đảm bảo chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng.

✓ Khi thi công nếu thời tiết không thuận lợi, có xảy ra hiện tượng mưa thì cần phải dừng lại và di chuyển hoặc che chắn tốt cho dầm sàn.

✓ Quá trình thi công đúng theo với thiết kế đưa ra, theo trình tự từng bước, từng giai đoạn. Tránh việc làm ẩu, làm hời hợt dẫn đến những rủi ro và ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như gây tốn thời gian, công sức.

✓ Việc bảo dưỡng rất quan trọng nên cần làm theo đúng quy định để chắc chắn về độ bền bỉ của bê tông cốt thép. 

biện pháp thi công dầm sàn 3

Công nhân đang tiến hành thi công dầm sàn công trình

Để mang lại hiệu quả tốt nhất khi tiến hành biện pháp thi công dầm sàn cần phải tính toán chuẩn xác từ khâu thiết kế đến thi công. Hy vọng Xây dựng Hòa Bình đã mang đến cho bạn những kiến thức thực sự bổ ích để áp dụng vào công việc thực tế.

Tìm hiểu thông tin và các công trình thi công dầm sàn đạt chuẩn, truy cập ngay Xây dựng Hòa Bình!

Tin liên quan