Biện pháp thi công cấp thoát nước trong xây dựng dân dụng bao gồm những gì?

news

Thi công cấp thoát nước trong xây dựng dân dụng đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng. Bởi chỉ cần sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra phiền toái cho gia chủ cũng như ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Vậy biện pháp thi công cấp thoát nước trong xây dựng dân dụng bao gồm những gì? Bài viết của Xây dựng Hoà Bình dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời!

1. Hệ thống cấp thoát nước là gì?

Trước khi tìm hiểu biện pháp thi công cấp thoát nước, bạn cần nắm được khái niệm của hệ thống cấp thoát nước.

biện pháp thi công cấp thoát nước 1

Hệ thống cấp thoát nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công trình

 

Hệ thống cấp thoát nước là hệ thống cung cấp cho người sử dụng chủng loại, khối lượng và chất lượng nước đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đồng thời đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải của người sử dụng nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải vì sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.

 

Hệ thống cấp thoát nước bao gồm hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa và sau đó thu tất cả các loại nước sinh hoạt, nước thải từ các hệ thống đường ống phụ trong công trình để xây dựng, điều hoà, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát nước xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài.

2. Biện pháp thi công cấp thoát nước trong xây dựng dân dụng

Trong công trình, các thiết bị cấp nước như máy bơm, van, ống… được sử dụng phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế cả về chủng loại, chất lượng và nguồn gốc. Ống nước và thiết bị phải được lắp đặt đúng vị trí, đúng quy định của thiết kế. Bên cạnh đó, các mối nối phải đảm bảo chắc chắn, kín khít và sau khi đã lắp đặt xong phải có biện pháp bảo vệ đường ống, thiết bị tránh không được làm bẹp, méo hay bị hư hỏng.

 

biện pháp thi công cấp thoát nước 2

Biện pháp thi công cấp thoát nước được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng sau khi đưa vào sử dụng.

 

Trong khi thi công, thợ nước phải kết hợp với thợ nề, thợ cốp pha để bố trí ống thông, ống cấp thoát nước qua dầm, sàn tường theo bản vẽ thiết kế trước. Đường ống thi công cần được bảo quản kỹ lưỡng tránh cát, đất… rơi vào trong ống trong suốt quá trình thi công. Ren ống và nối ống phải đảm bảo độ kín tránh rò rỉ. Đường ống nước ngầm phải lắp đặt trước khi thợ nề tô trát tường.

 

Sau khi lắp đặt xong, nhà thầu cần tiến hành thử áp lực cho từng tuyến ống và theo từng yêu cầu sử dụng cụ thể của tuyến ống theo thiết kế. Dụng cụ thử áp lực bao gồm bơm áp lực chạy bằng điện, đồng hồ đo áp lực có chỉ số đo từ 0 – 20 kg/cm2, van xả khí. 

 

Quá trình thử phải bơm đầy nước vào ống một cách từ từ và cẩn thận sao cho khí thoát hết ra ngoài, đường ống phải chứa đầy nước trong thời gian 24 giờ trước khi tiến hành thử áp lực. áp lực thử và thời gian thử phải theo đúng quy định của thiết kế và hướng dẫn của chủ đầu tư.

3. Một số lưu ý khi tiến hành biện pháp thi công cấp thoát nước

Để đảm bảo biện pháp thi công cấp thoát nước đạt chất lượng, đúng kỹ thuật, bạn cần đảm bảo hệ thống đường ống thoát nước thải không nên sử dụng các nối phức tạp như nối chữ “T” và chữ “X”. Các cách nối này khiến cho nước thải dễ bị ứ đọng, bị tắc.

 

Các hệ thống ống thải, ống thoát nước cần được trang bị cửa thăm. Đây là cách giúp thông rửa toàn bộ hệ thống. Tùy theo ống thoát chính theo phương thức ngang hay đứng mà bố trí cửa thăm trực tiếp ở bẫy nước hoặc phía đáy ống. Tuy nhiên cửa thăm phải dễ dàng tiếp cận. 

 

Thêm vào đó, các thiết bị vệ sinh cần được trang bị bẫy nước ngăn mùi. Các hố ga, bể phốt hay bể chứa nước thải cũng phải được kín nước, kín khí và phải được thông khí. Các ống nước thải nằm ngang phải có độ dốc theo hướng dòng chảy một cách phù hợp để đẩy cả chất lỏng và chất thải rắn ra ngoài.

 

Trên đây là biện pháp thi công cấp thoát nước được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Việc nắm vững những nguyên tắc trong thi công cấp thoát nước đảm bảo cho hệ thống đường nước trong công trình hoạt động an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.

Tin liên quan