Chuyên gia xây dựng gợi ý biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng

news

Trong các thiết kế công trình nhà cao tầng hiện nay ở Việt Nam, hầu hết đều cần đến các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm để giải quyết vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toà nhà. Sau đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ chia sẻ biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng được tổng hợp lại từ gợi ý của những chuyên gia xây dựng hàng đầu Việt Nam. Tham khảo ngay bạn nhé!

1. Biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng giải pháp làm tường chắn đất

Một trong những biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng chính là biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp làm tường chắn đất.

 

Trước khi thi công đào đất, đơn vị xây dựng tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm. Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì đơn vị xây dựng cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao.

Các giải pháp chống đỡ thành hố đào thường được áp dụng là: tường cừ thép, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ barrette. Yêu cầu chung của tường cừ là phải đảm bảo về cường độ cũng như độ ổn định dưới tác dụng của áp lực đất và các loại tải trọng do được cắm sâu vào đất, neo trong đất hoặc được chống đỡ từ trong lòng hố đào theo nhiều cấp khác nhau.

biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng

Hình ảnh thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng tường chắn đất

Tường vây barrette

Tường vây barrette là tường bê tông đổ tại chỗ, có độ dày rơi vào khoảng 600-800mm. Mục đích là để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công. Tường có thể được làm từ các đoạn cọc barrette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m. 

 

Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng gioăng cao su, thép và làm việc đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm. Trong trường hợp 02 tầng hầm, tường barrette thường được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ thuộc vào địa chất công trình và phương pháp thi công. Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn, có thể dài trên 40m để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.

 

Tường barrette được giữ ổn định trong quá trình thi công bằng các giải pháp sau:

  •  Giữ ổn định bằng Hệ dàn thép hình

  • Giữ ổn định bằng phương pháp neo trong đất

  • Giữ ổn định bằng phương pháp thi công Top – down

Tường bao bê tông dày 300-400mm

  • Giữ ổn định bằng tường cừ thép: Phương pháp này rất thích hợp khi thi công trong thành phố và trong đất dính.

  • Giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất: lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi măng (vôi) với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định.

 

2. Biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng cách đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng 1

Thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng cách đào đất trước

 

Đây là phương pháp cổ điển và khá phổ biến khi muốn thi công tầng hầm nhà cao tầng. Phương pháp này được áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, với đất dính (đất có góc ma sát trong lớn), có mặt bằng thi công rộng rãi.

 

Theo đó, toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu đặt móng, đơn vị xây dựng có thể sử dụng phương pháp thủ công hay cơ giới tuỳ thuộc vào độ sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, khối lượng đất cần đào, khả năng cung cấp máy móc thiết bị và nhân lực của đơn vị thi công.

 

Sau khi đào xong, đơn vị thi công tiến hành làm nhà theo trình tự thông thường từ dưới lên trên. Để khắc phục hiện tượng sụt lún xung quanh vùng hố đào, đơn vị thi công gia cố bằng thành tường đất bằng cừ tràm, các cọc bê tông hoặc cọc thép đóng thưa sau đó ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc đất để giữ đất. 

 

Xây dựng Hoà Bình vừa đưa ra cho các bạn độc giả những biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng được tổng hợp lại từ gợi ý của các chuyên gia xây dựng hàng đầu hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức cần thiết để áp dụng cho công trình của mình.

Tin liên quan