[Hướng dẫn] Biện pháp thi công kênh bê tông theo chuẩn ngành Xây dựng
news
Kênh bê tông thường được áp dụng cho kênh chính, có vốn đầu tư lớn, việc tính toán thiết kế, thi công cũng khá phức tạp. Vậy biện pháp thi công kênh bê tông được thực hiện như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Xây dựng Hoà Bình để có câu trả lời!
1. Đặc điểm chung của kênh bê tông
Vật liệu xi măng kết hợp với lưới thép trong kênh bê tông có tính chất cơ lý nổi trội về độ bền, chống thấm, chống xói...
Vật liệu xi măng kết hợp với lưới thép trong kênh bê tông có tính chất cơ lý nổi trội về độ bền, chống thấm, chống xói...
Trên thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã ứng dụng kết cấu xi măng lưới thép trong kênh bê tông rất rộng rãi. Nước ta đã ứng dụng kết cấu xi măng lưới thép để chế tạo các tàu thuyền đi sông đi biển, làm cầu phao, nhà nổi, đường ống, cửa van, cầu máng, kênh máng, bể chứa, trần nhà treo, nhà lắp ghép, bọc xà lan, bọc đường ống dẫn dầu ...
Trong ngành thuỷ lợi Việt Nam, kênh bê tông có kết cấu xi măng lưới thép được ứng dụng từ nhiều năm trước đây để làm cầu máng, kênh máng, cửa van ... với công nghệ thi công chủ yếu là công nghệ sản xuất bằng phương pháp rung công nghiệp.
2. Phương pháp thi công thủ công
Đây là phương án thi công truyền thống hiện nay, đặc biệt đối với các khu vực
kiên cố hóa có địa hình chật hẹp, phức tạp. Toàn bộ các công tác như :
-
Lắp đặt cốt thép, ván khuôn (coppha), đổ bê tông kênh (đối với kênh bê tông).
-
Đắp đất hoàn thiện..
-
Đều được công nhân làm bằng thủ công. Phương pháp này có nhược điểm là
-
năng suất lao động thấp, công nhân phải làm việc nặng nhọc, chất lượng và mỹ
-
quan công trình hạn chế, thời gian thi công dài.
3. Phương pháp thi công cơ giới
Việc sử dụng biện pháp thi công cơ giới có thể giảm thời gian thi công so với phương pháp thủ công.
Việc sử dụng phương pháp thi công cơ giới đối với kênh bê tông được xem là khá tối ưu với nhiều điểm lợi. Theo đó, toàn bộ các công tác như đào móng, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông… đều được cơ giới hóa đến mức tối đa.
Hiệu quả của phương pháp này đó là :
-
Giảm bớt nhân công lao động nặng nhọc, giảm thời gian thi công.
-
Chất lượng và thẩm mỹ công trình được nâng cao.
4. Phương án kết hợp
Kênh bê tông đúc sẵn là một trong những hạng mục có thể áp dụng phương pháp thi công kết hợp giữa phương pháp thủ công và cơ giới, với mục đích nhằm kiên cố hoá kênh mương.
Theo đó thì cấu kiện bê tông với hình dạng mặt cắt thiết kế được chế tạo sẵn trong nhà máy hoặc xưởng bằng cơ giới. Công tác lắp đặt kết hợp giữa máy móc cơ giới với nhân công địa phương.
5. Một số lưu ý khi thi công kênh bê tông
Khi thi công kênh bê tông, tùy theo điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất, hiện trường xây dựng; kích thước, hình dáng mặt cắt kênh để lựa chọn giải pháp kỹ thuật cho phù hợp; như sau:
-
Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi hệ số mái kênh lớn, lưu lượng lớn có thể chọn giải pháp đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh bằng thiết bị hay bằng ván khuôn trượt (nêu tại Mục 2.3);
-
Đối với kênh có mặt cắt hình thang, khi hệ số mái kênh nhỏ (m<2), lưu lượng nhỏ (Q < 0,5m3/s) chọn giải pháp đổ bê tông trực tiếp lên mái kênh có ván khuôn mặt hay ván khuôn trượt; cũng có thể chọn giải pháp lát bằng tấm bê tông đúc sẵn nhưng phải chít mạch và bố trí hệ thống thoát nước ngầm (không dùng vải địa kỹ thuật);
-
Đối với kênh có lưu lượng nhỏ, ứng dụng kênh bê tông đúc sẵn hoặc kênh xây có mặt cắt hình chữ nhật;
Trên đây là những thông tin liên quan đến biện pháp thi công kênh bê tông theo chuẩn ngành Xây dựng được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được để giúp các bạn độc giả có những hình dùng chính xác nhất về hạng mục này.
Tin liên quan
Nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực...
Nếu bạn mới học ngành xây dựng hoặc đang có ý định tham gia vào ngành xây dựng, thì bạn...
Thi công cốp pha dầm sàn đúng tiêu...
Cốp pha dầm sàn là thuật ngữ được dùng rất nhiều tuy nhiên chắc hẳn không phải ai cũng am...
Biện pháp thi công đóng cọc bê tông...
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đừng...