[Tìm hiểu] Biện pháp thi công top down 2021
news
Biện pháp thi công top down là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên, đối với những kẻ ngoại đạo thì đây vẫn là khái niệm khá xa lạ. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về biện pháp thi công top down cùng những thông tin thú vị xung quanh hình thức xây dựng này. Tham khảo ngay nhé!
1. Công nghệ thi công top down là gì?
Công nghệ thi công top down là công nghệ thi công phần ngầm của công trình từ trên xuống.
Công nghệ thi công top down được hiểu là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp thi công truyền thống: thi công từ dưới lên.
Trong công nghệ thi công top down, đơn vị thi công có thể vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00) và móng của công trình, đồng thời, thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất).
2. Biện pháp thi công top down chuẩn kỹ thuật
Biện pháp thi công top down chuẩn được thực hiện theo các bước sau:
Các tầng hầm được thi công bằng cách thì công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Bên cạnh đó, tường vây được thi công dựa trên công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt).
Đơn vị thi công có thể bắt đầu thi công top down từ mặt nền hầm thứ nhất nếu hệ tường vây được thi công từ mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top down hay semi top down.
Các tầng hầm được thi công bằng cách thì công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà và hệ cọc khoan nhồi.
Đối với các cọc khoan nhồi bê tông dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thi không tiến hành thi công tới mặt đất mà chỉ tối ngang cốt móng. Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cốt không (cốt nền ngay tại mặt đất).
Khi làm khuôn dầm, đơn vị thi công có thể dùng ngay đất để làm khuôn học một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không.
Khi tiến hành đổ bê tông sàn cốt, đơn vị thi công không phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm.
Sàn này phải được liên kết chắc chắn với các khối thép hình trụ đỡ chờ sẵn, và liên kết với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này).
Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt không đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt không.
Tiếp tục thi công các tầng hầm bên dưới dưới như cách thi công tầng hầm đầu tiên. Tuy nhiên, tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì đơn vị thi công tiến hành làm kết cấu móng và đài móng. Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường.
Những thông tin về biện pháp thi công top down được Xây dựng Hoà Bình giới thiệu trên đây hy vọng có thể giúp các bạn độc giả có những kiến thức hữu ích về loại hình này, từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi xây dựng tầng hầm cho công trình của mình.
Tin liên quan
Biện pháp tổ chức thi công là gì? Tất...
Để mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ nhất, đảm bảo tiến độ hay thậm chí là vượt mong đợi...
Ngành học Xây dựng dân dụng và Công...
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các...
Tiêu chuẩn Quốc gia quy định về tiêu...
...