Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 2020

news

Hệ thống quản lý chất lượng công trình được tạo ra nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và thẩm mỹ của công trình. Khi đã có hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng, các đơn vị thi công phải thực hiện đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như các quy định của quy trình thi công và nghiệm thu được sử dụng trong thi công các hạng mục công trình. Vậy hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm những gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!

1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 2

Trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.

  • Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.

  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

  • Quản lý hợp đồng xây dựng.

  • Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.

2. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

Để xây dựng công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng:

  1. Cử cán bộ – kỹ sư, công nhân đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao để thi công công trình. Cử cán bộ chuyên trách thường xuyên giám sát chất lượng công trình.

  2. Hằng ngày đơn vị thi công có nhật ký thi công để ghi chép các công việc đã thực hiện và những ý kiến của kỹ sư giám sát.

  3. Phối hợp thường xuyên với kỹ sư giám sát và chủ nhiệm đồ án thiết kế để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, phải tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giai đoạn thi công. Thực hiện công tác giao ban thường kỳ tại công trường.

  4. Trong quá trình thi công, kỹ sư chỉ đạo thi công và cán bộ, công nhân của Đơn vị thi công tuyệt đối tuân thủ các hồ sơ thiết kế được, các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng.

hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 3

Để xây dựng công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

  1. Tổ chức tại hiện trường bộ phận thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng thi công kịp thời chính xác. Tất cả các vật liệu đưa vào thi công phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là sản phẩm thương mại đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xây dựng: 

  • Các vật liệu như : Xi măng – sắt thép – cát – đá, . . . trước khi đưa vào sử dụng phải được thí nghiệm kiểm tra và chỉ tiêu cơ lý, hóa tại phòng thí nghiệm chuyên ngành và phải được cấp chứng chỉ  hợp lệ.

  • Bê tông phải thí nghiệm cấp phối, lấy mẫu kiểm tra và thử độ sụt trong quá trình thi công. Đơn vị thi công luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng từ thí nghiệm vật liệu và cấu thành hạng mục công trình để làm cơ sở cho việc nghiệm thu công trình, sẵn sàng thực hiện việc kiểm tra thí nghiệm của chủ đầu tư  khi xét thấy cần thiết. Trong công tác bê tông phải đảm bảo thi công đúng mác thiết kế. Công tác bảo dưỡng bê tông cũng phải được quan tâm đúng quy trình.

  • Ván khuôn được gia công phẳng, nhẵn và chống dính, chống rò rĩ nước xi măng và đảm bảo mỹ thuật công trình. Việc tháo dỡ ván khuôn theo đúng quy trình quy phạm trong thi công.

  1. Trong quá trình thi công đặc biệt quan tâm đến công tác định vị vị trí các hạng mục thi công. Việc kiểm tra tọa độ, cao độ công trình bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình. Đo đạc kích thước, khoảng cách các cấu kiện dùng thước thép.

  2. Tất cả các hạng mục thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu bằng văn bản theo từng giai đoạn thi công mới được thi công phần tiếp theo.

  3. Sau khi thi công xong công trình phải có biên bản tổng nghiệm thu kỹ thuật và biên bản bàn giao công trình, hồ sơ hoàn công công trình với chủ đầu tư.

  4. Các hạng mục, phần việc chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ sửa chữa kịp thời theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành công trình theo luật định.

Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm thi công hiện hành của Nhà nước, của Bộ xây dựng & Bộ giao thông vận tải.

3.  Những nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng thi công các công trình xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 4

Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP

  1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan từ công tác chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

  2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

  3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định, cần xây dựng thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các văn bản quy trình hướng dẫn hạng mục công việc xây dựng do mình thực hiện, nhận diện các rủi ro trong quá trình thi công công trình và biện pháp giải quyết rủi ro, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

  4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và đảm bảo duy trì hệ thống quản lý chất lượng.

  5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và hành động khắc phục theo đúng các văn bản quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

  6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại nguyên tắc 3, 4 và 5 chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

4. Xây dựng Hòa Bình - Tư vấn hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực Quản lý Thi công xây dựng công trình 

Hiện nay với tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, bởi tổ chức cần phải giải quyết các vấn đề định hướng chiến lược dựa trên rủi ro, nâng cao việc quản lý và kiểm soát ở tất cả các quá trình trọng yếu nhằm đảm bảo chất lượng các hạng mục công trình được quản lý và kiểm soát đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiến độ và giảm thiểu sự lãng phí.  

 

Xây dựng Hoà Bình cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 nhằm đảm bảo công tác đầu tư, chủ đầu tư, nhà quản lý thi công công trình và các nhà thầu xây dựng thực hiện áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng để giải quyết các vấn đề đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ công trình, phù hợp với các quy định của luật định của nhà nước và đảm bảo giải quyết các vấn đề rủi ro, an toàn lao động đáp ứng sự hài lòng và mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan.  

 

Trên đây là những thông tin được Hoà Bình tổng hợp nhằm cung cấp những kiến thức cho độc giả về hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng 2020. Hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ hiểu thêm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng như lựa chọn được đơn vị cung cấp hệ thống quản lý chất lượng công trình phù hợp.

Tin liên quan