Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả
news
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và hình ảnh của các công trình cũng như công ty xây dựng. Là người đảm nhiệm vai trò này, bạn càng cần phải trau dồi những kiến thức, kỹ năng quản lý để tránh sai sót trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả được tổng hợp từ các nhà quản lý giàu kinh nghiệm.
Luôn ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện hoặc đánh giá công việc
Nhiệm vụ cơ bản của một nhà quản lý dự án đầu tư xây dựng là xây dựng kế hoạch, cách thực hiện công việc hiệu quả nhất với những nguồn lực hiện có trong thời gian ngắn nhất. Vậy nên, sau khi thực hiện xong một công việc hay đánh giá tiến độ, hãy ghi lại cẩn thận những điểm đạt, chưa đạt, những bài học kinh nghiệm. Chúng sẽ là những tài liệu vô giá cho các dự án sau này của bạn.
Hãy ghi lại cẩn thận những điểm đạt, chưa đạt, những bài học kinh nghiệm
Giữ liên lạc thường xuyên với đồng nghiệp trong tổ dự án
Đây là kỹ năng mà một nhà quản lý dự án cần phải có để có thể quản lý, nắm bắt được toàn bộ thông tin cần thiết của dự án. Thay vì sắp xếp lịch họp hành dày đặc với những bản báo cáo dài vài trang thì hãy quan tâm đến những cuộc trao đổi, tiếp xúc và giữ liên lạc với đồng nghiệp – những người đang ngày đêm cùng bạn chiến đấu để đưa dự án đi đến thành công.
Quản lý dự án cần phải giữ liên lạc thường xuyên với các thành viên trong nhóm
Làm việc tốt với các thành viên trong tổ dự án
Bên cạnh việc thường xuyên liên lạc nói chuyện thì bạn cần cải thiện kỹ năng làm việc nhóm để gia tăng sự ăn ý với từng thành viên. Chỉ khi các thành viên trong nhóm dự án hợp tác với bạn thì họ mới sẵn lòng làm theo những phương án bạn đề xuất cũng như tích cực nghe bạn góp ý. Sự đoàn kết, hợp tác ăn ý là điều rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng bởi nếu thiếu đi thì chắc chắn chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Luôn đảm bảo tiến độ công trình
Bên cạnh chú trọng vào từng chi tiết trong dự án xây dựng, người quản lý cũng cần có cái nhìn toàn diện và sự phán đoán sắc bén để bảo đảm công trình theo kịp tiến độ đề ra.
Luôn có phương án dự phòng
Đối với mỗi dự án xây dựng, đặc biệt là những công trình lớn bắt buộc người đứng đầu phải có kỹ năng quản lý dự án thật tốt như: hoạch định phương án, đề ra chỉ tiêu, phân bổ nguồn lực…Tuy nhiên, không phải lúc nào thực tế cũng diễn ra đúng theo kế hoạch. Để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bạn cần chuẩn bị trước các phương án dự phòng.
Để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bạn cần chuẩn bị trước các phương án dự phòng
Bình tĩnh để kiểm soát tình hình khi gặp vấn đề
Một trong những kinh nghiệm xương máu khi quản lý dự án xây dựng là phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống, và kiểm soát tình hình trên cơ sở nắm bắt đầy đủ thông tin dự án. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành dự án, bạn phải biết phân công ai làm việc gì, ở đâu và luôn có những phương án dự phòng. Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình.
Sẵn sàng đón nhận những thay đổi
Bình tĩnh trước vấn đề vẫn chưa đủ, một người quản lý dự án xây dựng giỏi cần phải thích ứng thật nhanh với sự thay đổi của dự án. Bạn cần phải đưa ra biện pháp kịp thời để kiểm soát tình hình, đảm bảo sự thành công cho dự án mỗi khi có sự thay đổi. Bởi nếu không phản ứng nhanh, mọi thành quả có thể bị tổn hại nghiêm trọng chỉ trong chốc lát.
Luôn tư duy logic, phân tích kết quả
Để quản lý dự án tốt bạn cần phân tích kết quả đạt được để phát huy thêm hoặc rút kinh nghiệm, cũng như đưa ra quyết định cho tương lai. Nếu bỏ qua việc này, bạn sẽ gặp khó khăn ở những dự án tương tự và dễ dàng lặp lại sai lầm trước đó.
Trên đây là những kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng mà chúng tôi đúc kết được trong suốt quá trình qua, hi vọng sẽ giúp bạn gia tăng hiệu suất và đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
Tin liên quan
Kỹ năng viết CV cho dân xây dựng để...
Bạn là sinh viên xây dựng vừa mới ra trường hay bạn là một kỹ sư đang muốn tìm kiếm công...
Hướng dẫn bảo dưỡng bê tông móng...
Công đoạn bảo dưỡng bê tông móng góp phần đảm bảo độ chắc, độ bền, khả năng chịu...
Tổng quan biện pháp thi công bê tông...
Đi cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam, những công trình có quy mô...