Nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực theo tiêu chuẩn mới nhất
news
Nếu bạn mới học ngành xây dựng hoặc đang có ý định tham gia vào ngành xây dựng, thì bạn cần phải tìm hiểu những khái niệm và những nguyên tắc lắp đặt của các cấu kiện, vật liệu khi làm dự án. Với mong muốn lan tỏa kiến thức, đến những bạn yêu thích kỹ thuật và có nhu cầu tìm hiểu, hôm nay xây dựng Hòa Bình sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực chuẩn và mới nhất.
Khái niệm về cáp dự ứng lực
Trước khi, vào vấn đề các bố trí chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cáp dự ứng lực là gì, nguyên vật liệu và ứng dụng của nó đối với xây dựng.
Khái niệm: cáp dự ứng lực là sợi dây cáp (bó cáp) được làm bằng thép, mục đích của chúng là dây trợ lực/ dây kéo cho các khối bê tông kết nối với nhau. Ngày nay, các công trình xây dựng rất thích sử dụng loại cáp này, vì nó có bền cao sẽ giúp cho cáp giảm thiểu sự tác động của môi trường bên ngoài.
Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng sẽ được phân ra thành 3 loại cáp dự ứng lực chính là:
-
Loại sử dụng trong thi công cầu đường: cáp có đường kính 12,7 hoặc 15,24mm
-
Loại sử dụng việc xây dựng các tòa nhà cao tầng: cáp bện không có vỏ bọc ở bên ngoài
-
Sử dụng khi thi công đường hầm, dầm sàn dự ứng lực: Cáp có vỏ bọc ở bên ngoài vì loại này giúp cho việc giảm thời lượng và tiền bạc khi thi công.
Ứng dụng cáp dự ứng lực trong xây dựng được dùng khi thi công nhà dân, tòa nhà, cầu đường, hệ thống thủy lợi, ….
Nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực
Tiếp đến chúng ta sẽ đến phần nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực khi thi công sẽ cần phải làm gì:
1. Bạn cần dựng cốp pha và giàn giáo: việc giúp cho việc lắp đặt cáp dự ứng dễ dàng hơn. Sau đó, bạn đánh dấu các vị trí chỗ đặt cho neo, cáp và con kê.
2. Tiếp đến bạn sẽ lắp đặt thép ở lớp dưới sàn.
3. Tiến hành lắp đặt neo và cáp vào những vị trí được đánh dấu trước đó. Thông thường, cáp sẽ được lắp đặt thành cặp 2 sợi với nhau, khi kéo tới đầu neo thì sẽ kéo đầu 2 sợi cáp ra và đặt cách nhau 20cm nhằm đảm bảo với thiết kế bố trí neo ban đầu.
4. Tiếp đến, lắp dựng cốt thép ở sàn và phần thép đai. Rồi dựng con kê cho cáp dự ứng lực .
5. Kế tiếp là đổ bê tông lên sàn
6. Sau đó, khoảng 24h bạn tiến hành sẽ tháo cốt pha thành và khuôn neo, nhớ hãy cẩn thận để bị làm nứt, vỡ bê tông ở chỗ đầu neo.
7. Kéo căng các sợi dây cáp dự ứng lực: Quá trình này chỉ được thực hiện khi lớp bê tông sàn đạt cường độ là 80%, để xác định được cường độ bạn cần lấy mẫu thử của bê tông thương phẩm từ 7 ngày tuổi trở lên. Trước bị bạn tới phần lắp neo và kích thủy lực để kéo căng, hãy kiểm tra lại xem chúng đã được vuông góc với trục của cáp dự ứng lực hay không.
8. Sau đó, tới việc cắt các đầu đoạn cáp thừa đi và làm công tác bảo vệ đầu nao
9. Cuối cùng, la tháo dỡ khuôn.
Kết luận:
Đây là những điều cơ bản về nguyên tắc bố trí cáp dự ứng lực, để đi sâu hơn và tìm hiểu kỹ hơn thì bạn nên đi học những lớp về xây dựng và đọc các tài liệu tham khảo các đầu sách chuyên về xây dựng của các chuyên gia: Nguyễn Đình Cống, Võ Bá Tầm,... Hy vọng với bài này bạn đã nắm được nguyên tắc cơ bản khi thi công cáp dự ứng lực.
Nếu có điều gì muốn chia sẻ với xây dựng Hòa Bình bạn có thể để lại lời nhắn ở phần comment. Ngoài ra, nếu bạn đang ấp ủ việc muốn xây một căn nhà thì hãy tìm đến chúng tôi nhé.
Với kinh nghiệm nhiều năm và thực hiện nhiều công trình lớn nhỏ từ nam ra bắc, xây dựng Hòa Bình tin chắc mình chính sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn cần một đội thi công chuyên nghiệp. Hãy liên hệ theo số Hotline: 028. 3932 5030 (tại Hồ Chí Minh) hoặc 024. 3795 9992 (tại Hà Nội), bạn cùng thể gửi mail theo địa chỉ: info@hbcg.vn
Tin liên quan
Bố trí cốt đai trong cột như thế nào...
Trong cấu kiện bê tông cốt thép cột, cốt đai có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cốt đai là...
Công việc chỉ huy trưởng công trình là...
Cán bộ chỉ huy trưởng công trình có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, thực thi và...
Đá cấp phối là gì và tiêu chuẩn về...
Đá cấp phối là một trong những vật liệu không thể thiếu trong mỗi công trình, vậy bạn đã...