Giới thiệu quy trình thi công và nghiệm thu nền đường theo tiêu chuẩn TCVN - 9426 / 2012

news

Để có thể có con đường chất lượng và có tính thẩm mỹ sẽ cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra. Trong bài viết hôm nay, xây dựng Hòa Bình sẽ nói những ý chính trong Tiêu Chuẩn Quốc Gia về quy trình thi công và nghiệm thu nền đường xe hơi theo TCVN 946/2012.

Nếu như chúng ta bàn luận về việc làm sao để thi công nền đường và nghiệm thu thì sẽ cần mổ xẻ rất nhiều vấn đề từ vật liệu xây dựng, cho đến chất lượng tối thiểu, trang thiết bị máy móc ra sao,... Chính vì thế, mà ở bài này chúng tôi sẽ chỉ cô đọng lại phần bạn sẽ thực hiện khi thi công và quá trình thu công trình là chủ đạo.

Quy trình thi công nền đường

Trước khi, bạn bắt đầu thi công nền đường bạn cần có công tác chuẩn bị sẽ bao gồm 7 bước, bạn không được bỏ qua:

7 bước chuẩn bị trước khi tiến hành thi công

Bước 1: Khảo sát thực tế, tìm hiểu kỹ về hồ sơ thiết kế cũng như thi công 

-> Để đưa ra các quyết định cho việc phân phối đất, các thiết bị sử dụng và quan trọng nhất là các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Bước 2: Phải có một đường tạm đủ điều kiện cho người dân có thể di chuyển

Bước 3: Cần phải có các cơ sở thí nghiệm về đất, đá phục vụ cho việc kiểm soát chất lượng thi công.

Bước 4: Chuẩn bị các thiết bị phù hợp với yêu cầu và tiến độ trong bảng thiết kế

Bước 5: Chuẩn bị hiện trường thi công

Bước 6: Thí nghiệm đánh giá đất dọc tuyến và vật liệu đắp lấy ở mỏ.

Bước 7: Đoạn thi công thử nghiệm

Các quy trình công việc khi thi công nền đường

quy trình thi công và nghiệm thu nền đường

Trong TCVN 9426/ 2012 có nêu những hạn cần thi công khi thực hiện xây dựng đường bao gồm:

Thi công nền đào

  • Công tác đào

  • Thi công mái ta luy đào.

  • Đổ đất thừa

  • Thi công rãnh thoát nước.

Thi công nền đắp

  • Vật liệu đắp, vật liệu thông thường sẽ là đất 

  • Xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp thân nền đường

  • Công tác rải và đầm nén

  • Thi công mái ta luy nền đắp.

  • Thi công nền đắp bằng cát có lớp đắp bao hai bên ta luy và đỉnh nền.

  • Thi công đắp đoạn tiếp giáp với các công trình nhân tạo (cầu, cống, tường chắn...).

Thi công hạng mục phòng hộ và cố ta luy

Chỉ được thực hiện loại công trình này khi không có các nguy cơ xuất hiện nguy cơ bị thấm nước phá hoại, bề mặt đã được hoàn thiện và mặt ta luy đã được nghiệm thu theo đúng quy định tại điều 7.4.3 hoặc 8.2.3.

Quy trình nghiệm thu

quy trình thi công và nghiệm thu nền đường theo tiêu chuẩn

Bao gồm 3 trình quá chính sau: 

Quá trình 1: kiểm tra trước khi thi công. Phải kiểm tra mọi thứ xem có đúng có với quy định tại điều số 6 hay không, nếu không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại.

Quá trình 2: kiểm tra trong khi thi công.

  • Kiểm tra chất lượng thi công nền đắp: Kiểm tra việc lấy đất đắp và sự phù hợp của vật liệu đắp theo các quy định tại 7.1; kiểm tra chất lượng xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp quy định tại 7.2; kiểm tra chất lượng đắp theo các quy định tại 7.3.10 đối với trường hợp đắp đất và tại 7.3.11 đối với trường hợp đắp đất lẫn đá

  • Kiểm tra chất lượng thi công nền đào: Kiểm tra loại đất và các chỉ tiêu liên quan; kiểm tra chất lượng thi công mái taluy đào theo quy định tại 8.2; kiểm tra việc đổ đất theo các quy định tại 8.3.

  • Kiểm tra chất lượng thi công rãnh thoát nước và thi công gia cố rãnh

  • Kiểm tra chất lượng thi công các hạng mục gia cố mái ta luy 

Quá trình 3: Kiểm tra và nghiệm thu sau khi hoàn thành nền đường

Tổng kết:

Đây là phần chính trong việc quy trình thi công và và nghiệm thu nền đường theo tiêu chuẩn TCVN - 9426 / 2012 được Chính phủ Việt Nam ban hành, nhằm giúp các nhà thầu và thi công dựa vào đó để có được tiêu chuẩn khi xây dựng và kiểm tra tình trạng nền đường.

Nếu bạn đang có ý định xây nhà thì hãy liên hệ với xây dựng Hòa Bình thông qua số Hotline: 028. 3932 5030 (tại Tp. Hồ Chí Minh) và 024. 3795 9992 (tại Hà Nội) để được tư vấn và báo giá chính xác bạn nhé.

Tin liên quan