Tìm hiểu quy trình thi công nhà cao tầng chuẩn 2020
news
Thi công nhà cao tầng là một quy trình xây dựng gồm nhiều bước khác nhau khá phức tạp và được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Với nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm thì các hoạt động sẽ được tính toán, lên kế hoạch chi tiết, đầy đủ tuỳ thuộc vào quy mô công trình. Dưới đây là quy trình thi công nhà cao tầng chuẩn 2020 được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại.
1. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng
Trước khi tiến hành thi công nhà cao tầng, bạn cần bước vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng. Đây được xem là công đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình với các tác vụ như:
-
Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ, giấy phép
-
Chuẩn bị mặt bằng thi công
-
Tiếp nhận tập kết vật tư
Có thể nói, nếu thiếu một trong các bước này, ngôi nhà sẽ không bao giờ được thành hình. Vì vậy nói giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng này vô cùng quan trọng là không sai. Nó đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều về thời gian, tiền bạc và cả chất xám của bộ phận thiết kế và thi công công trình.
2. Xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép
Ở giai đoạn này, đơn vị thi công công trình tiến hành ép cọc bê tông cốt thép để xử lý nền móng cho ngôi nhà. Đơn vị thi công cần thực hiện một số thao tác sau để đảm bảo chất lượng nền móng của công trình:
-
Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị
-
Ép cọc thử
-
Tiến hành ép cọc đại trà
-
Nghiệm thu giai đoạn ép cọc
Đơn vị thi công cần thực hiện cẩn thận đảm bảo chất lượng nền móng của công trình
3. Giai đoạn thi công móng bê tông cốt thép
Sau khi xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép, đơn vị thị công xây dựng sẽ tiến hành thi công móng bê tông cốt thép. Giai đoạn này bao gồm các bước sau:
-
Đào đất hố móng
-
Đổ bê tông lót
-
Đổ bê tông móng
-
Xây tường móng
-
Đổ bê tông giằng
-
Thi công hạng mục, bộ phận dưới cốt (bể phốt, hố ga, bể ngầm,…)
-
Nghiệm thu phần móng
Giai đoạn này yêu cầu tính chính xác rất cao vì nền móng là bộ phận quyết định thành công, sự chắc chắn của một công trình, ở đây cụ thể là nhà cao tầng. Nhiều tầng đồng nghĩa với việc nền móng chắc chắn phải được thiết kế và thi công vô cùng cẩn thận, chất lượng mới có thể chịu được sức nặng của công trình.
4. Thi công phần thân
Sau khi hoàn thành và nghiệm thu phần móng, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành thi công phần thân của nhà cao tầng.
Phần thân của một ngôi nhà cao tầng bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Các công việc mà đơn vị thi công xây dựng cần tiến hành là xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông,...
Quá trình thi công này được thực hiện tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến phần mái với các công đoạn:
-
Thi công cột bê tông cốt thép
-
Thi công sàn bê tông tầng 1
-
Xây tường tầng 1
-
Xây cầu thang tầng 1
-
Nghiệm thu tầng 1
-
Tương tự cho tầng 2, 3…
Sau khi hoàn thành thi công phần thân của nhà cao tầng, đơn vị thi công xây dựng sẽ tiến hành thi công phần mái của ngôi nhà.
5. Giai đoạn thi công phần mái
Sau khi hoàn thành thi công phần thân của nhà cao tầng, đơn vị thi công xây dựng sẽ tiến hành thi công phần mái của ngôi nhà. Có thể nói, phần mái là bộ phần vô cùng quan trọng của ngôi nhà. Phần mái có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các tác động từ thiên nhiên như mưa, nắng, bão,... Chất lượng của một ngôi nhà cao tầng có được duy trì hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần mái của ngôi nhà.
Thi công phần mái của nhà cao tầng bao gồm các công đoạn sau:
-
Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái
-
Đổ bê tông chống thấm
-
Thi công lớp gạch lá (nếu có)
-
Hoàn thiện phần mái
-
Nghiệm thu phần mái
6. Giai đoạn thi công phần hoàn thiện
Giai đoạn thi công phần hoàn thiện được tiến hành cẩn thận nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Quy trình thi công hoàn thiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới bao gồm các công đoạn như:
-
Trát trần, tường
-
Lát, láng nền, sàn
-
Ốp tường
-
Làm trần, đắp nối các chi tiết
-
Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc
-
Lắp đặt thiết bị kỹ thuật
-
Sơn phủ bề mặt
-
Nghiệm thu hoàn thiện
Khi hoàn tất quá trình thi công phần thô, nhà thầu sẽ tiến hành tổng vệ sinh ngôi nhà sau xây dựng một lần nữa để có thể bàn giao cho chủ đầu tư.
7. Giai đoạn 7: Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình
Sau giai đoạn thi công nhà cao tầng, đơn vị thi công công trình sẽ tiến hành dọn vệ sinh cơ bản cho ngôi nhà để chuẩn bị giai đoạn tiếp theo. Khi hoàn tất quá trình thi công phần thô, nhà thầu sẽ tiến hành tổng vệ sinh ngôi nhà sau xây dựng một lần nữa để có thể bàn giao cho chủ đầu tư.
Nhìn chung, quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng cần được nhà thầu trao đổi thống nhất với chủ đầu tư về phương án, kế hoạch để hai bên đều có thể kiểm soát tốt tiến độ thi công. Nhà thầu, đơn vị thi công công trình sẽ căn cứ vào kế hoạch đã thống nhất với chủ đầu tư để tiến hành điều phối thi công từng hạng mục, đảm bảo tiến độ thi công toàn bộ công trình.
Trên đây là những thông tin về quy trình thi công nhà cao tầng chuẩn 2020 được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp nhằm mang đến cho độc giả những thông tin chính xác và toàn diện này. những thông tin được sử dụng trong bài mang tính tham khảo về quy trình thi công nhà cao tầng cơ bản nhất, tuỳ loại và quy mô công trình mà các phương án thi công sẽ được nhà thầu lựa chọn để tiến hành phù hợp.
Xây dựng Hoà Bình đã trực tiếp thiết kế, thi công và hoàn thiện nhiều công trình nhà cao tầng. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tất cả các hạng mục từ thiết kế đến thi công và hoàn thiện nhà cao tầng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tìm hiểu thông tin chính xác nhất đối với từng loại công trình, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 024. 3795 9992 để được tư vấn đầy đủ và chi tiết.
Tin liên quan
Nhà thầu phụ là gì và những thông tin...
Khái niệm nhà thầu phụ đôi khi bị nhiều người bỏ qua không tìm hiểu hoặc vẫn còn xa lạ...
Công việc của kỹ sư gíám sát hiện...
Phần lớn các bạn khi bước chân vào nghề xây dựng thường sẽ phải trải nghiệm qua công...
[Hướng dẫn] Biện pháp thi công cột...
Cột tròn được xem là một chi tiết khá đặc trưng của các công trình biệt thự mang phong cách...