Kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm từ các đơn vị thi công nổi tiếng
news
Trong lĩnh vực xây dựng, thi công cấp phối đá dăm đã không còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, bạn đã có kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm chưa? Có những yêu cầu gì đối với vật liệu trong quá trình này? Cùng Xây dựng Hoà Bình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cấp phối đá dăm là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình thi công cấp phối đá dăm cũng như kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm, bạn nên hiểu được khái niệm cấp phối đá dăm là gì.
Cấp phối đá dăm để làm các công việc như cung cấp, vận chuyển, xử lý, tưới nước, rải và đầm nén lớp móng trên và móng dưới.
Cấp phối đá dăm được hiểu nôm na là sản phẩm được nghiền từ đá nguyên khai với các thành phần hạt liên tục. Hạt nhỏ nhất có kích thước nhỏ nhất từ 0.01 đến 2.5cm - kích thước lớn nhất theo tiêu chuẩn thi công đường ô tô hiện nay của Việt Nam. Cấp phối đá dăm để làm các công việc như cung cấp, vận chuyển, xử lý, tưới nước, rải và đầm nén lớp móng trên và móng dưới.
2. Những yêu cầu đối với vật liệu khi thi công cấp phối đá dăm
Theo kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm từ các đơn vị thi công nổi tiếng, Xây dựng Hoà Bình sẽ chia sẻ cho bạn một số yêu cầu đối với vật liệu cần sử dụng cho dự án:
- Giữ các vật liệu sử dụng cho dự án không bị nhiễm bẩn hoặc phân tầng. Hoạt động bảo quản hay bốc xếp cũng cần được thực hiện bằng những giải pháp hợp lý nhất và phải qua sự thống nhất với TVGS.
- Trong thi công cấp phối đá dăm, vật liệu cần được vận chuyển, bốc xếp và tập kết một cách hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng và tính đồng đều khi sử dụng vào công tác thi công.
- Không để vật liệu bị ngập nước để tránh làm giảm chất lượng của vật liệu cấp phối đá dăm. Đơn vị thi công cũng cần bố trí các biện pháp thoát nước đối với các kho bãi nơi các vật liệu cấp phối được tập kết và bảo quản để làm móng dưới và móng trên.
- Khi nhà thầu muốn trộn nhiều loại vật liệu với các thành phần hạt khác nhau để các yêu cầu kỹ thuật của dự án được đáp ứng, nhà thầu cần được xem xét và chấp nhận về phương pháp và dây chuyền thiết bị đó cho TVGS.
3. Kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm bao gồm những gì?
Các bước trong thi công cấp phối đá dăm được tổng hợp từ TCVN 8859 : 2011 về “LỚP MÓNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG Ô TÔ VẬT LIỆU, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU”/
3.1 Công tác chuẩn bị thi công
3.1.1 Công tác chuẩn bị vật liệu CPĐD
“a) Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình. Công tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu.
b) Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu làm cơ sở để Tư vấn giám sát chấp thuận đưa vật liệu vào sử dụng trong công trình.
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công;
- Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để: không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiện vận chuyển, thi công; không bị ngập nước, bùn đất hoặc vật liệu khác lẫn vào;
- Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự phân tầng của vật liệu CPĐD.
3.1.2 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
a) Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường.
b) Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế.
c) Đối với mặt bằng thi công là móng hoặc mặt đường cũ, phải phát hiện, xử lý triệt để các vị trí hư hỏng cục bộ. Việc sửa chữa hư hỏng và bù vênh phải kết thúc trước khi thi công lớp móng CPĐD. Khi bù vênh bằng CPĐD thì chiều dày bù vênh tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
3.1.3 Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công
a) Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san, các loại lu, ôtô^ tự đổ chuyên chở vật liệu, thiết bị khống chế độ ẩm, máy đo đạc cao độ, dụng cụ khống chế chiều dày…, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ chặt, độ ẩm tại hiện trường…
b) Tiến hành kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công chủ yếu như hệ thống điều khiển chiều dày rải của máy rải, hệ thống rung của lu rung, hệ thống điều khiển thuỷ lực của lưỡi ben máy san, hệ thống phun nước… nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công lớp vật liệu CPĐD.
c) Việc đưa các trang thiết bị trên vào dây chuyền thiết bị thi công đại trà phải dựa trên kết quả của công tác thi công thí điểm (khoản 33.).
3.2 Các yêu cầu về thi công lớp móng đường bằng vật liệu CPĐD
3.2.1 Công tác tập kết vật liệu vào mặt bằng thi công
a) Vật liệu CPĐD, sau khi được chấp thuận đưa vào sử dụng trong công trình, được tập kết đến mặt bằng thi công bằng cách:
- Đổ trực tiếp vào phễu máy rải hoặc
- Đổ thành các đống trên mặt bằng thi công (chỉ đối với lớp móng dưới và khi được Tư vấn giám sát cho phép rải bằng máy san) với khoảng cách giữa các đống vật liệu phải được tính toán và không quá 10 m (khoản 32.3.);
- Sơ đồ vận hành của các xe tập kết vật liệu, khoảng cách giữa các đống vật liệu phải được dựa vào kết quả của công tác thi công thí điểm (khoản 33.).
b) CPĐDD được vận chuyển đến vị trí thi công nên tiến hành thi công ngay nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng và gây cản trở giao thông.
3.2.2 Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD
a) Phải bảo đảm vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu (Wo +- 2%) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san hoặc rải và lu lèn.
b) Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ ẩm của vật liệu CPĐD.
- Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ xung bằng các vòi tưới dạng mưa và không được để nước rửa trôi các hạt mịn. Nên kết hợp việc bổ xung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạng sương gắn kèm;
- Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi lu lèn.
Hình ảnh một đơn vị đang thi công cấp phối đá dăm
3.2.3 Công tác san rải CPĐD
a) Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải.
b) Đối với lớp móng dưới, nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng công trình. Chỉ được sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD khi có đầy đủ các giải pháp chống phân tầng của vật liệu CPĐD và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
c) Căn cứ vào tính năng của thiết bị, chiều dày thiết kế, có thể phân thành các lớp thi công. Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp phải không nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmã.
3.2.4 Công tác lu lèn
a) Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn. Thông thường, sử dụng lu nhẹ với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có tải trọng nặng lu tiếp cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
b) Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng (kể cả phần mở rộng), đồng thời phải bảo đảm độ bằng phẳng sau khi lu lèn.
c) Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt lu trước từ 20 – 25cm. Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ở các đoạn đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
d) Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độ dốc ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ, sửa chữa kịp thời:
- Nếu thấy có hiện tượng khác thường như rạn nứt, gợn sóng, xô dồn hoặc rời rạc không chặt… phải dừng lu, tìm nguyên nhân và xử lý triệt để rồi mới được lu tiếp. Tất cả các công tác này phải hoàn tất trước khi đạt được 80% công lu;
- Nếu phải bù phụ sau khi đã lu lèn xong, thì bề mặt lớp móng CPĐD đó phải được cầy xới với chiều sâu tối thiểu là 5 cm trước khi rải bù.
đ) Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu như các loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thí điểm lớp móng CPĐD (khoản 33.).
3.2.5. Bảo dưỡng và làm lớp nhựa thấm bám
a) Không cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm bám và phải thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt lớp móng CPĐD để tránh các hạt mịn bị gió thổi.
b) Đối với lớp móng trên, cần phải nhanh chóng tưới lớp thấm bám bằng nhựa pha dầu loại MC-70 (phù hợp với tiêu chuẩn ÁTM D2027) hoặc nhũ tương nhựa đường loại SS-1h hoặc CSS-1h (phù hợp với tiêu chuẩn ÁTM D997 hoặc ÁTM D2397).
- Trước khi tưới nhựa thấm bám, phải tiến hành làm vệ sinh bề mặt lớp móng nhằm loại bỏ bụi, rác, vật liệu rời rạc bằng các dụng cụ thích hợp như chổi, máy nén khí nhưng không được làm bong bật các cốt liệu của lớp móng;
- Khi tưới nhựa thấm bám, phải đảm bảo vật liệu có nhiệt độ làm việc thích hợp (khoảng 30-65oC đối với MC70 và 25 – 70oC với SS-1h hoặc CSS-1h) và nhiệt độ không khí lớn hơn 8oC;
- Tiến hành phun tưới lớp nhựa thấm bám đồng đều trên toàn bộ bề mặt lớp móng bằng các thiết bị chuyên dụng với áp lực phun từ 2-5 at với định mức là 1,2 +- 0,1 lítm2′.
c) Nếu phải bảo đảm giao thông, ngay sau khi tưới lớp thấm bám, phải phủ một lớp đá mạt kích cỡ 0,5 cm x1,0 cm với định mức 10 +- 1 lítm2′ và lu nhẹ khoảng 2-3 lánđiẻm^`. Đồng thời, phải bố trí lực lượng duy tu, bảo dưỡng hàng ngày như: thoát nước bề mặt, bù phụ, quét gạt các hạt đá bị văng dạt và lu lèn lại những chỗ có hiện tượng bị bong bật do xe chạy.
3.3 Thi công thí điểm
3.3.1 Yêu cầu đối với công tác thi công thí điểm
a) Việc thi công thí điểm phải được áp dụng cho mỗi mũi thi công trong các trường hợp sau:
- Trước khi triển khai thi công đại trà;
- Khi có sự thay đổi thiết bị thi công chính như: lu nặng, máy san, máy rải;
- Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vật liệu hoặc loại vật liệu CPĐD.
b) Công tác thi công thí điểm là cơ sở để đề ra biện pháp tổ chức thi công đại trà nhằm bảo đảm được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và kinh tế. Do vậy, việc thi công thí điểm phải đưa ra được các thông số công nghệ tối ưu sau:
- Sơ đồ tập kết vật liệu, sơ đồ vận hành của máy san hoặc máy rải;
- Hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công;
- Sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu với thứ tự và hành trình lu, vận tốc và số lần lu qua một điểm;
- Các công tác phụ trợ như bù phụ, xử lý phân tầng và các bước kiểm tra, giám sát chất lượng và tiến độ thi công.
c) Toàn bộ công tác thi công thí điểm, từ khi lập đề cương cho đến khi xác lập được dây chuyền công nghệ áp dụng cho thi công đại trà, phải được sự kiểm tra và chấp thuận của Tư vấn giám sát.
3.3.2 Lập biện pháp tổ chức thi công thí điểm
a) Các phân đoạn được lựa chọn thi công thí điểm phải đại diện cho phạm vi thi công của mỗi mũi thi công về: loại hình kết cấu của mặt bằng thi công, độ dốc dọc, dốc ngang, bề rộng lớp móng… Thông thường, chiều dài tối thiểu của mỗi phân đoạn thí điểm là 50 m.
b) Căn cứ vào yêu cầu về tiến độ thi công, về tiến độ cung cấp vật liệu, điều kiện thực tế về mặt bằng, về khả năng huy động trang thiết bị thi công và các yêu cầu đã nêu ở khoản
c) Khi lập các sơ đồ công nghệ thi công thí điểm phải xem xét đầy đủ các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị thi công hiện có, kết hợp với kinh nghiệm thi công đã được tích luỹ và điều kiện thực tế về năng lực thiết bị, hiện trường. Trong sơ đồ công nghệ thi công thí điểm, phải nêu rõ các vấn đề sau:
- Tuân thủ theo quy định tại khoản 32.3. khi xác định sơ bộ chiều dày của mỗi lớp vật liệu CPĐD sau khi rải hoặc san (ban đầu có thể tạm lấy hệ số lu lèn là 1,3). Lập sơ đồ vận hành của phương tiện tập kết, san rải vật liệu. Cần xác định sơ bộ cự ly giữa các đống vật liệu khi thi công bằng máy san;
- Lựa chọn và huy động các chủng loại lu thích hợp;
- Lập sơ đồ lu cho mỗi loại lu, trong đó nêu rõ trình tự lu lèn, số lượt và tốc độ lu qua một điểm, sự phối hợp các loại lu…;
- Xác lập sơ bộ các công việc phụ trợ, các bước và thời điểm tiến hành các công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện nhằm đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của dây chuyền thi công và đảm bảo chất lượng công trình.
3.3.3. Tiến hành thi công thí điểm
a) Tiến hành thi công thí điểm theo các sơ đồ công nghệ đã lập trên các phân đoạn thí điểm khác nhau, đồng thời ghi lại các số liệu cơ bản của mỗi bước thi công đã thực hiện như:
- Số lượng, khối lượng vật liệu chuyên chở của phương tiện tập kết vật liệu đến công trường. Khoảng cách giữa các đống vật liệu CPĐD (đối với lớp móng dưới, khi được phép thi công bằng máy san);
- Biện pháp bổ tưới nước bổ sung để đạt được độ ẩm trong và sau khi san hoặc rải;
- Cao độ trước và sau khi san hoặc rải vật liệu CPĐD;
- Các hiện tượng phân tầng, lượn sóng, độ bằng phẳng và việc bù phụ… (nếu có);
- Trình tự vào, ra của các loại lu, số lượt và vận tốc lu qua một điểm;
- Kết quả thí nghiệm xác định độ chặt, độ ẩm thi công (ở giai đoạn cuối của quá trình lu lèn) ứng với số lượt đi qua của mỗi loại lu tại vị trí thí nghiệm;
- Cao độ sau hoàn thiện công tác lu lèn lớp móng CPĐD;
- Thời gian bắt đầu, kết thúc, điều kiện thời tiết khi thí điểm.
b) Từ các số liệu đã thu nhận, tiến hành tính toán và hiệu chính lại các thông số như:
Hệ số rải (hệ số lu lèn) Krải được xác định dựa vào các số liệu cao độ trên cùng một mặt cắt tại các điểm tương ứng.
c) Tiến hành hiệu chỉnh sơ đồ thi công thí điểm để áp dụng cho thi công đại trà.”
Trên đây là một số kinh nghiệm thi công cấp phối đá dăm được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại. Hy vọng thông qua bài viết, các đơn vị thi công sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để áp dụng cho công trình của mình.
Tin liên quan
Tìm hiểu quy định về chỉ giới xây...
Khi mua nhà đất hay xây dựng công trình, điều người mua hoặc chủ đầu tư cần quan tâm hàng...
Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây...
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ, chất...
Biện pháp thi công nhà phố chất...
Xây nhà luôn là công việc khiến nhiều người phải đau đầu với hàng tá vấn đề phải trăn...