Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn dành cho dân xây dựng

news

Mặc dù mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu nắm chắc các kinh nghiệm phỏng vấn dành cho dân xây dựng sau đây.

Mặc dù mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể được nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu nắm chắc các kinh nghiệm phỏng vấn dành cho dân xây dựng sau đây.

Bạn là kỹ sư chuyên nghiệp ? Bạn muốn tìm một công việc ổn định lương cao trong lĩnh vực xây dựng và bạn đang băn khoăn không biết cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn quan trọng đó? Đừng lo! Sau đây chúng tôi xin chia sẻ những tip kinh nghiệm vô cùng hữu ích giúp bạn có thể ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng ngay trong lần gặp đầu tiên.

Kinh nghiệm phỏng vấn ngành xây dựng

Chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh cùng các giấy tờ liên quan

Trước khi đến tham gia phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng cũng nhận được bản sơ yếu lý lịch mô tả kinh nghiệm, trình độ của bạn, hay còn gọi là CV. Tuy nhiên, để trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn cần phải chuẩn bị các bằng cấp, thư giới thiệu, giấy khen, chứng chỉ, bao gồm chứng chỉ đấu thầu, chứng chỉ định giá… (nếu có) và in bản CV của mình kèm theo.

Ngoài ra bạn cũng nên mang theo những bộ hồ sơ mà bạn đã nhận thầu thành công ở công ty trước. Và nếu được thì hãy phân tích quy trình từng bước tiến hành công việc đó như thế nào để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về cách làm việc của bạn cũng như gây ấn tượng với họ.

Trang bị đầy đủ những kiến thức giới thiệu bản thân và kỹ năng chuyên môn

Trước khi đến buổi phỏng vấn, bạn cần đọc kỹ hồ sơ xin việc, dự kiến những câu hỏi và câu trả lời, chuẩn bị cả những tình huống bất ngờ có thể gặp.

Nhà tuyển dụng sẽ để cho bạn giới thiệu về bản thân, khi đó hãy trả lời thật rành mạch, thành thật, nhưng cũng phải thông minh và “ khéo “. Ngoài kiến thức trong sách vở, những kỹ năng có được trong quá trình thực tập, làm việc thì bạn có thể nêu lên những trải nghiệm công viêc khác, các khóa học bên lề hỗ trợ cho công việc.

Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường thì những công việc làm thêm, hay việc tham gia các câu lạc bộ, chương trình, dự án trong trường đại học cũng sẽ thể hiện bạn là một con người chăm chỉ, nhiệt tình và năng động.

Một câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường hay đưa ra: “Em tự nhận thấy mình có ưu nhược điểm gì ?”. Khi đó bạn nên trả lời những ưu điểm lớn, giúp ích cho công việc, bên cạnh đó là những nhược điểm nhỏ thôi và hoàn toàn không ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển.

chọn trang phục và tác phong làm việc hiệu quả

Bạn cần phải nắm chắc những kiến thức chuyên môn của ngành xây dựng như các nguyên tắc an toàn lao động, kỹ năng cần có của một kỹ sư xây dựng hay điều chú ý trong quá trình giám sát công trình…

Hãy tập trả lời rõ ràng, mạch lạc, tự tin thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự có năng lực chuyên môn tốt.

Ngoài ra bạn cần phải tìm hiểu thông tin về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Cơ cấu, bộ máy lãnh đạo, quy mô xây dựng, các dự án tiêu biểu nhất gần đây,…thể hiện sự quan tâm của bản thân cũng như thái độ tôn trọng đối với đơn vị tuyển dụng.

 

Chuẩn bị trang phục lịch sự và chú ý tác phong chuyên nghiệp

Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà tuyển dụng đánh giá bạn, do đó đừng xuề xòa. Hãy ăn mặc sao cho sang trọng, lịch sự và phù hợp. Tránh mặc quần áo lòe loẹt, hở hang hay để đầu tóc luộm thuộm đến phỏng vấn.

Tốt nhất đến sớm trước 20 phút để đề phòng tình huống bất trắc, nếu phải chờ, bạn hãy tìm chỗ ngồi gần dễ nghe gọi tên, tránh nói chuyện quá to.

Khi đi vào phòng, hãy đi thẳng người, hơi cúi đầu, sau đó bạn nên bắt tay mỉm cười chào hỏi các nhà tuyển dụng. Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên ngồi ngay ngắn, không nhai kẹo cao su hay nghe điện thoại riêng.

Bình tĩnh, không trả lời hấp tấp hay làm ra vẻ hài hước, không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Nếu có cả nhóm người phỏng vấn thì hãy nói đủ lớn để mọi người đều nghe thấy, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi.

Nên nhớ thái độ tự tin, phong thái chuyên nghiệp của bạn là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào kết quả bạn có trúng tuyển hay là không.

Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những kinh nghiệm bổ ích, cần thiết giúp những ứng viên xây dựng chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm các tin tức tuyển dụng ngành xây dựng tại đây

 

Tin liên quan