Ngành học xây dựng cảng biển – Học gì, làm gì?

news

Nghề xây dựng cảng biển hiện đang thu hút 1 bộ phận lớn kỹ sư xây dựng. Cùng tìm hiểu thêm về ngành nghề nhiều sóng gió này sẽ làm gì để trang bị thêm cho bạn những kiến thức cần thiết khi ra trường.

Hiện nay, ngành xây dựng cảng biển đang được đánh giá là một ngành nghề có nhu cầu nhân lực vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều người không hiểu ngành xây dựng cảng biển là gì và công việc sau này ra sau.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học này.

Tìm hiểu về ngành xây dựng cảng biển

Ngành xây dựng cảng biển là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý các công trình ven biển, cảng biển và dầu khí, các công trình phục vụ giao thông đường thủy, phục vụ việc đóng tàu, công trình bảo vệ biển, hải đảo,…

xây dựng cảng biển

Ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành trên nền tảng kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật. Một số môn học chuyên ngành như: Kỹ thuật công trình nổi, Thiết bị năng lượng tàu thủy, Vẽ thiết kế tàu, Động lực học công trình ngoài khơi, Công nghệ vận chuyển và lắp đặt kỹ thuật công trình nổi, Quản lý dự án đóng tàu,…Sinh viên sẽ có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để áp dụng vào thực tế việc đóng tàu thủy cũng như xây dựng các công trình biển khác. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này bao gồm: Tư vấn quy hoạch, lập các dự án đầu tư, thiết kế xây dựng; kiểm tra, thẩm định các dự án và hồ sơ; giám sát, quản lý khai thác và bảo dưỡng, bảo trì các công trình cảng – đường thủy.nghề xây dựng cản biên

 

Nếu là kỹ sư xây dựng cảng biển, bạn sẽ làm việc tại các xưởng đóng tàu, tại công trường xây dựng đường thủy, cảng biển,…bạn sẽ trực tiếp tham gia vào công tác thiết kế, đóng tàu, tiến hành thi công xây dựng cảng và các công trình ven biển, hải đảo, sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển và các công trình có liên quan,…Ngoài ra, bạn sẽ còn phải làm tại văn phòng với công việc là lập kế hoạch cho các dự án đầu tư xây dựng cảng biển; tính toán các hạng mục thi công; quản lý, giám sát tiến độ xây dựng và báo cáo các vấn đề xảy ra,…

Những kỹ năng cần có của một kỹ sư xây dựng cảng biển

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn của ngành, biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế công việc, biết thiết kế và đọc bản vẽ, am hiểu mọi thứ có liên quan đến xây dựng cảng biển như xã hội, pháp luật, giao thông đường thủy, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu,…

  • Tính cần cù, tỉ mỉ, chính xác, có khả năng tính toán, đo đạc, có niềm đam mê với xây dựng biển, chịu được áp lực, tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao,…

  • Có khả năng nghiên cứu, tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm và báo cáo thuyết trình, tư duy nhanh nhẹn,…

  • Ngành xây dựng cảng biển có yêu cầu khá khắt khe bởi tính đặc thù riêng của nó. Lượng kiến thức khô khan, công việc vất vả, đòi hỏi thường xuyên phải đi công tác xa trong thời gian dài, liên tục di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Do đó đòi hỏi kỹ sư xây dựng cảng biển phải có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao để có thể đáp ứng được công việc.

A crane next to a body of water

Description automatically generated

 

Cơ hội việc làm cho sinh viên xây dựng cảng biển

Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn công trình cảng biển, hải đảo,..các cơ quan quản lý Nhà nước ( Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Viện nghiên cứu tài nguyên môi trường biển, phòng tránh rủi ro thiên tai,..) Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học Hàng Hải, đại học Xây Dựng, đại học Thủy Lợi,…)

Việt Nam có chiều dài 3260km đường bờ biển, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đặc quyền kinh tế biển, hải đảo rộng lớn, cùng với phát triển và hội nhập quốc tế, tất cả hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển rất lớn cho những kỹ sư xây dựng cảng biển trong tương lai.

 

Tin liên quan